Một sự xáo trộn lớn trong lực lượng lao động đã và đang diễn ra trên toàn cầu mà mọi người gọi là “Great Resignation”.
"Great Resignation" (tạm dịch: Sự nghỉ việc tuyệt vời) là hiện tượng mà nhiều người, đặc biệt là Gen Z-er, đang nghỉ công việc hiện tại.
Chỉ với những từ khóa tìm kiếm đơn giản trên Google, bạn sẽ có thể thấy mức độ phổ biến của xu hướng này: "Xuất hiện sự nghỉ việc tuyệt vời và không ai được chuẩn bị trước" (The Great Resignation Is Here and No One Is Prepared) hoặc "Lý do thực sự khiến mọi người đang nghỉ việc bây giờ" (The Real Reason Everyone Is Quitting Their Jobs Right Now).
Sự kiệt quệ về văn hóa làm việc, sự mệt mỏi và sự phản kháng lại văn hóa hối hả là những sự thật sau khi được thống kê. Chúng cho mọi người dũng khí để theo đuổi đam mê của mình, rời bỏ một công việc lương cao nhưng gây hại đến sức khỏe tinh thần hoặc chỉ đơn giản là nghỉ việc để không phải chịu đựng các chuẩn mực xã hội về năng suất thêm nữa.
Việc mạng xã hội lãng mạn hóa ý tưởng lao động có nguy cơ tôn vinh việc "chăm sóc bản thân" một cách lệch lạc.
Khả năng lan truyền của xu hướng này là bằng chứng rõ nhất. Một tài khoản Instagram, với phần giới thiệu là "định nghĩa lại thành công", có nói một cách nhiệt tình về cảm giác sung sướng khi nghỉ việc.
Lời biện hộ được đưa ra rất thuyết phục: Nghỉ việc là một hành động ưu tiên bản thân, giúp chúng ta bước vào chu trình chăm sóc bản thân và đặt lên vai những người trẻ trách nhiệm chăm sóc chính bản thân mình.
Bằng cách khuyến khích "sự nghỉ việc tuyệt vời" với các phiên bản của #loveyourself (#yêu bản thân), văn hóa phương tiện truyền thông xã hội đã lờ đi những lo ngại về an sinh xã hội ở người trẻ tuổi. Điều này không có nghĩa là mọi người chỉ đơn giản nghỉ việc là vì "ảnh hưởng xấu" từ văn hóa này mà vòng lặp phản hồi là một "lực lượng" văn hóa mạnh mẽ tạo ra một thực tế mà ở đó, hầu hết mọi người có thể cảm thấy không mạch lạc và ăn nhập.
Không phải ai cũng có thể "dũng cảm" nghỉ việc, tuy nhiên, cảm giác rằng mọi người đều như vậy. Bất kỳ mái vòm ý thức hệ nào cũng có chu vi giới hạn. Trong trường hợp này, những người sẵn sàng nghỉ việc bao gồm những người có thể không phải chịu trách nhiệm về gia đình, những người có gia đình giàu có sẵn/nền tảng xã hội để duy trì được cuộc sống khi thất nghiệp hay có hỗ trợ xã hội từ bạn bè và gia đình.
"Thỏa thuận với quỷ" và những cái giá phải trả
Ngoài sức ảnh hưởng của mạng xã hội lại là một thực tế khác. Đây là một số lý do khiến nhiều người trẻ tiếp tục duy trì công việc: để trả tiền thuê nhà, để mua đồ dùng, hỗ trợ gia đình, để có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho việc thay đổi công việc sau này và "lấp đầy" hồ sơ xin việc.
Nếu tiếp tục làm một công việc vất vả, độc hại là một "thỏa thuận với quỷ" mà khiến họ phải không thể độc lập, thể hiện khả năng linh động và hay bị "áp bức" về giới và xã hội, thì đó là cái giá họ bắt buộc phải trả. Đây không phải là những vấn đề mới lạ mà là những thực tế hữu hình. Như một người nào đó từng đăng tải lên Twitter rằng: "Nghỉ việc cũng tuyệt đấy nhưng các bạn không phải trả tiền thuê nhà ư?".
Vậy tại sao những câu chuyện này lại không dễ dàng được lan truyền trên mạng xã hội?
Đầu tiên, phương tiện sinh sống và sinh kế không tạo ra sự hào nhoáng. Internet vốn chỉ theo đuổi những câu chuyện về thành công, về việc đạt được mọi thứ bất chấp khó khăn.
Không có ví dụ nào thích hợp hơn văn hóa LinkedIn, nơi mà phần nổi của tảng băng rực rỡ "nên" đủ truyền cảm hứng cho các chuyên gia khởi nghiệp đang gặp phải khó khăn. Hầu hết những người nghỉ việc đều từng chống chọi lại với những khó khăn, thách thức, nhưng chúng ít được đề cập bởi chúng không đủ long lanh hay hào nhoáng. Trên mạng xã hội, không ai muốn thấy bạn "đổ mồ hôi" cả.
Nội dung liên quan
Vậy cái giá của "nguyện vọng" này là bao nhiêu?
Trong "cuộc chiến" chống lại việc tôn vinh lao động hay bình thường hóa vấn đề sức khỏe tinh thần này, các bạn không được quên rằng bạn sẽ phải đánh đổi. Mọi cuộc cách mạng đều lấy đi giá trị nào đó.
Cái giá phải trả có khi là sự khó khăn về thu nhập, kinh tế, hay mâu thuẫn với gia đình, mất đi mối quan hệ đồng nghiệp,... Thậm chí, nếu không có những kế hoạch cụ thể và định hướng rõ ràng thì bạn hoàn toàn có thể bị lạc hướng sau khi nghỉ việc.
Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch sau khi nghỉ việc chứ không phải là "thích thì nghỉ" hay một lý do nào đó nghe "vô trách nhiệm". Vì suy cho cùng, cuộc đời hay sự nghiệp của bạn vẫn là do bạn toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm.
Khi bạn lãng mạn hóa việc nghỉ việc, bạn lãng mạn hóa sự đấu tranh và bình đẳng thì tình huống xấu nhất sẽ là gì? Nếu chúng ta sống trong một thế giới mà chúng ta được chăm sóc đúng cách, liệu việc chăm sóc bản thân có còn "hấp dẫn" như vậy không?
Việc chăm sóc bản thân có phải là biểu tượng của một thế hệ muốn chăm sóc bản thân mình? Hay nó chỉ đang thể hiện rằng xã hội của chúng ta đã thất bại trong việc chăm sóc chúng ta như thế nào? Đây là những vấn đề mà bạn cần cân nhắc đến.
Bất kỳ cuộc sống nào cũng nên bao gồm cả thời gian rảnh, tình yêu và sự nhẹ nhàng. Tuy nhiên, giải pháp "chăm sóc bản thân" "thịnh hành" này cũng đang bán một khát vọng mà thậm chí có thể không đáng để mua.
Nguồn: TH&PL