Covid-19 có giúp chúng ta tiến bộ không?

Những đại dịch thảm khốc có thể mang đến cho chúng ta nhiều bài học.

Một bí ẩn từ lâu đã bao quanh Đại dịch cúm năm 1918-1919. Rằng tại sao một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người, nhiều người trong số họ là những người trẻ khỏe mạnh, lại để lại dấu ấn hạn chế như vậy trong ký ức văn hóa của nhân loại? Điều này đặc biệt trái ngược với Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi số người thương vong không nhiều bằng một nửa con số 50 triệu người ấy.

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Đại dịch cúm năm 1918-1919 đã lấy đi sinh mạng của 50 triệu người (Nguồn ảnh: Edward A. “Doc” Rogers/Library of Congress/AP)

Có vô số tiểu thuyết, phim ảnh và công trình điều tra hay đài tưởng niệm những tổn thương mà Thế Chiến I để lại cho ý thức hiện đại, nhưng Đại dịch cúm, đã mở ra một con đường chết chóc trên khắp thế giới trong vòng hai năm, dường như đã bị lãng quên chỉ sau một đêm.

Có lẽ lời giải thích hợp lý nhất bắt nguồn từ thế kỷ tiến bộ ngăn cách chúng ta với những nạn nhân ngày đó. Hầu hết những người còn sống sót sau đợt bùng phát dịch bệnh năm 1918 đều sinh ra trong thế kỷ 19, khi cái chết vì nhiễm bệnh quen thuộc đến bi kịch, khi việc mất đi một phần ba số con của bạn vì bệnh tật là điều bình thường. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Đại dịch cúm dường như đã bị lãng quên chỉ sau một đêm (Nguồn ảnh: Philip Montgomery)

Đối với họ, cuộc tàn sát được cơ giới hóa trong Thế chiến thứ nhất, với máy bay chiến đấu, súng máy và vũ khí hóa học, là một bước thay đổi trong lịch sử bạo lực của loài người. Trong khi đó, một loại virus cúm ghê gớm quét qua thị trấn và giết chết một số bạn bè và thành viên gia đình của bạn trong thời đại mà việc nhận thức được sự bùng phát toàn cầu khó hơn nhiều, với phạm vi đưa tin hạn chế.

Tuy nhiên, chúng ta dường như sẽ không gặp phải tình trạng "mất trí nhớ văn hóa" tương tự với Covid-19. Người dân toàn cầu đối mặt với virus SARS-CoV-2 đã quen với một thế giới nơi gánh nặng về bệnh truyền nhiễm đã giảm đi đáng kể. Trước Covid, loại virus mới gây chết người và đáng sợ nhất tấn công Hoa Kỳ là H.I.V, đã giết chết 100.000 người Mỹ trong 8 năm đầu tiên lây lan tại đây. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Trước Covid, loại virus mới gây chết người và đáng sợ nhất tấn công Hoa Kỳ là H.I.V (Nguồn ảnh: Molly Ferguson/STAT)

Trong khi đó, Covid đã làm được điều này chỉ trong bốn tháng. Bạn có thể chứng minh rằng Covid sẽ là "thế chiến" thực sự của đầu thế kỷ 21 - nguồn gốc của rất nhiều trải nghiệm thực sự mới và đáng sợ, đã khắc sâu vào ký ức tập thể của chúng ta: những con đường trống trải đầy ám ảnh ở Manhattan và Madrid, xác chồng chất trong tủ đông tạm thời.

Với bất cứ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo - hãy hy vọng rằng nó là một nguồn gốc tương đối không gây sang chấn, với việc Covid trở thành một căn bệnh có thể kiểm soát được nếu nó trở thành bệnh lưu hành tương tự như bệnh cúm thì bệnh dịch đặc biệt này sẽ để lại những "di sản" có ảnh hưởng sâu rộng.

Câu hỏi được đặt ra là: Vậy "di ​​sản" đó sẽ là gì? 

Có rất nhiều ví dụ về những thảm kịch hàng loạt đã truyền cảm hứng cho những cải cách có ý nghĩa hay những đột phá khoa học - những bước tiến trong sự tiến bộ của loài người mà cuối cùng, rất có thể đã cứu được nhiều mạng người hơn so với thảm kịch đầu tiên. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Và câu hỏi được đặt ra là: Vậy di ​​sản đó sẽ là gì? (Nguồn ảnh: Christoph Niemann)

Khả năng gây chết người của đợt dịch tả năm 1854 ở London đã cho phép John Snow chứng minh rằng bệnh tả là một căn bệnh gây ra bởi nguồn nước bị ô nhiễm, mặc dù bản thân loại vi khuẩn này vẫn chưa được xác định.

Thông tin này của Snow có lẽ đã ngăn chặn được hàng chục nghìn cái chết trong những thập kỷ sau đó. Các quy định về an toàn lao động được đưa ra sau vụ cháy nhà máy Triangle Shirtwaist năm 1911 tại New York chắc chắn đã cứu được nhiều mạng người hơn 146 người bị thương vong trong thảm kịch đó.

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đang học hỏi từ dịch bệnh Covid-19 (Nguồn ảnh: James Ferguson)

Tất nhiên, để có những bài học ý nghĩa rút ra từ một thảm kịch - dù là cháy nhà máy hay đại dịch - chúng ta phải bắt đầu bằng cách thừa nhận sự thật về những sự việc đó. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phủ nhận Covid ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới thường được coi là lý do để nghi ngờ rằng có lẽ không xuất hiện bất kỳ sự tiến bộ nào từ thảm kịch Covid-19.

Nhưng có lẽ họ sẽ phải thất vọng vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đang học hỏi từ dịch bệnh này. 

1. Học hỏi cách thích ứng trong cuộc sống

Khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 5/2020 gần như chắc chắn đánh dấu sự thay đổi ngắn hạn đáng kể nhất từng có trong hành vi của con người trên toàn thế giới.

Nhiều khu vực lớn của hành tinh xanh "đóng băng" tại chỗ một cách hiệu quả trong vài tháng và sau đó áp dụng một loạt các quy trình hoàn toàn mới để làm giảm số ca nhiễm mới và làm chậm quá trình lây truyền virus. Những điều này hoàn toàn mới đối với chúng ta. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia lần đầu tiên thực hiện "lockdown" (Nguồn ảnh: AFP)

Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn có thể chịu đựng được điều đó thì chuyện gì sẽ xảy ra vào lần tiếp theo, khi xuất hiện thông tin về một loại virus mới đang tàn phá một thành phố hạng trung ở một nơi nào đó trên thế giới? Phản ứng chuyển động chậm đặc trưng cho phản ứng toàn cầu đối với tin tức từ Vũ Hán vào đầu năm 2020 sẽ được tăng tốc triệt để. 

Ngay cả khi không có chỉ thị y tế công cộng, một bộ phận đáng kể dân số thế giới, đặc biệt là những người ở các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề trong những ngày đầu của Covid, sẽ ngay lập tức đeo khẩu trang; nếu có thể, công nhân sẽ trở lại với Zoom; những chuyến đi không cần thiết sẽ bị ngừng lại. Một số lượng lớn người sẽ trở lại với "chế độ đại dịch" mà họ đã học được trong năm 2020-2021.

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Nếu một "biến số ghê gớm" khác tiếp tục xảy ra, chúng ta sẽ trở lại với "chế độ đại dịch" đã học được khi đối phó với Covid-19 (Nguồn ảnh: Grammarly)

Hãy nghĩ xem Covid có thể đã khác như thế nào nếu 50% dân số thành thị trên thế giới chuyển sang chế độ này vào ngày 1/2/2020. Điều này có thể ngăn chặn hoàn toàn virus lây truyền không? Có lẽ là không. Nhưng nó có thể đã dẫn đến một đợt bùng phát toàn cầu với tỷ lệ tử vong thấp hơn.

2. Học hỏi qua lăng kính khoa học

Sau Đại dịch Cúm, phải mất 13 năm - nhờ một chuyên gia virus trẻ tuổi tên là Richard Edwin Shope, người đã nhận thấy các báo cáo thú y về đợt bùng phát bất thường của bệnh cúm lợn vào mùa thu năm 1918 - để chứng minh rằng đại dịch này hoàn toàn do một loại virus gây ra. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Chúng ta đã phân lập được virus SARS-CoV-2 khoảng 20 ngày sau khi đợt bùng phát đầu tiên được báo cáo (Nguồn ảnh: PAHO)

Sự tương phản với Covid không thể rõ ràng hơn: Chúng ta đã phân lập được virus SARS-CoV-2 khoảng 20 ngày sau khi đợt bùng phát đầu tiên được báo cáo. Chỉ hơn một tuần sau đó, bộ gen của nó đã được phỏng chuỗi và chia sẻ trên toàn thế giới. Và bản thiết kế cho thứ sẽ trở thành vaccine mRNA (cuối cùng đã được sản xuất bởi Pfizer và Moderna) về cơ bản đã hoàn thành.

Điều quan trọng cần nhớ là vaccine mRNA là một nghiên cứu đầy hứa hẹn trong nhiều năm trước khi đại dịch xảy ra; không ai có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng thậm chí còn hiệu quả. Nhưng bây giờ BioNTech đã thông báo rằng họ đang tăng cường phát triển vaccine sốt rét sử dụng RNA thông tin làm cơ chế phân phối và Moderna cùng các đối tác thông báo rằng họ đang bắt đầu thử nghiệm hai vaccine mRNA chống lại H.I.V. 

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Chúng ta từng nghiên cứu vaccine mRNA nhưng không ai có thể nói trước rằng chúng hiệu quả với Covid-19 (Nguồn ảnh: MD Anderson Cancer Center)

Bệnh sốt rét lấy đi mạng sống của khoảng 400.000 người mỗi năm, với H.I.V là gần một triệu người và cả hai căn bệnh đều ảnh hưởng không cân xứng đến giới trẻ. Nếu việc triển khai hàng loạt thành công vaccine Covid kết thúc việc đẩy nhanh tiến độ thời gian cho các loại vaccine khác này thì tác động đến cuộc sống của con người sẽ rất lớn.

Và cũng như khi Đại dịch Cúm dần thúc đẩy các nhà khoa học phát triển các mũi tiêm phòng cúm mà cuối cùng đã trở nên phổ biến vào những năm 1940, cuộc khủng hoảng Covid sẽ chuyển hướng khoản tiền khổng lồ nghiên cứu sang việc phát triển các loại vaccine phổ quát để bảo vệ con người chống lại tất cả các biến thể của cả virus cúm lẫn virus Corona.

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Cuộc khủng hoảng Covid sẽ thúc đẩy các nhà khoa học phát triển vaccine phổ quát để bảo vệ con người (Nguồn ảnh: University of Oxford)

Với gánh nặng dịch bệnh cúm diễn ra hàng năm trên khắp thế giới, một loại vaccine làm giảm tính độc hại của nó theo một mức độ lớn sẽ là cứu cánh cho sự cân đối mang tính lịch sử.

Di sản tâm lý mà Covid mang đến và để lại?

Covid-19 sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới và những rủi ro của nó như thế nào khi đại dịch lắng xuống?

Một điều không thể phủ nhận khi đại dịch toàn cầu này có ảnh hưởng rõ rệt, đặc biệt là với những người trẻ, không chỉ về thể chất mà còn về sức khỏe tinh thần. Hàng loạt các hội chứng bệnh về tinh thần xuất hiện trong đại dịch, hàng loạt người trở nên lo lắng và mông lung hơn về sinh mạng, cuộc sống và sự nghiệp.

covid 19 co giup chung ta tien bo khong - anh 0
Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến vật thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của chúng ta (Nguồn ảnh: North Central Regional Center for Rural Development)

Covid-19 không chỉ là một lý thuyết mà nó đã và đang ảnh hưởng thực sự và nặng nề đến cuộc sống của chúng ta. Số ca tử vong do Covid-19 ở Việt Nam đã lên đến hơn 24 nghìn người. Một con số thực sự lớn và đau thương. Những mất mát không gì bù đắp nổi khiến chúng ta nhận thức rõ hơn và trân trọng hơn việc được sống và còn sống.

Đối với người trẻ, có lẽ Covid-19 sẽ mãi là một thực tế cơ bản của cuộc sống và giả định đau đớn này có lẽ sẽ bảo vệ chúng ta khi mối đe dọa tiếp theo xuất hiện. Tuy nhiên, nếu đại dịch này là một bệ phóng thúc đẩy khoa học tiến bộ xa hơn nữa, đạt đến mục tiêu của các nhà nghiên cứu thì thế hệ trẻ hiện tại và cả thế hệ sau này có thể sẽ thừa hưởng một thế giới mà ở đó bệnh dịch chỉ là dĩ vãng.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.

Bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao gặp các vấn đề về trí nhớ sau khi khỏi bệnh

"Mơ thấy toàn bộ nhân loại biến mất": Mọi người mơ nhiều hơn từ khi Covid-19 xuất hiện?

Loại bỏ thói quen lướt tin xấu "doomscrolling" thời Covid-19 để sống tốt hơn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ