Làm thế nào để tự "giữ chân mình" trong tình thế "người người nghỉ việc"?

Cách để trụ vững trong sự biến động của làn sóng nghỉ việc.

Đại dịch Covid-19 đã làm dấy lên làn sóng nghỉ việc ở nhiều người trẻ tại các quốc gia. Làn sóng này không chỉ diễn ra "ồ ạt" ở Mỹ, mà ở Anh, thực tế này cũng diễn ra tương tự: Có nhiều vị trí tuyển dụng hơn là người tìm việc. Gần 1,2 triệu việc làm đã tìm kiếm ứng viên ở Vương quốc Anh trong quý gần đây nhất, với 15 trong số 18 lĩnh vực báo cáo con số kỷ lục.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Đại dịch Covid-19 đã làm dấy lên làn sóng nghỉ việc ở nhiều người trẻ tại các quốc gia (Ảnh: Reagan Allen/Getty Images)

Mọi người viện đủ mọi lý do để nghỉ việc - họ muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, họ muốn thử thách nhiều hơn, điều kiện tốt hơn, ý nghĩa hơn. Vậy còn những người bị bỏ lại phía sau thì sao? Làm thế nào để bạn có thể ngăn chặn việc sự nghiệp của chính mình bị ảnh hưởng khi đồng nghiệp lần lượt rời đi?

Đâu là cách tốt nhất để đối mặt với khoảng trống mà đồng nghiệp quen thuộc của bạn để lại, chưa kể đến khối lượng công việc? Làm thế nào để bạn quản lý hội chứng "Fomo" của mình và tận dụng một số lợi thế từ chính tình hình này?

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một trong số họ thì làm thế nào để bạn có thể “sống sót” và thậm chí là phát triển trong sự “hỗn loạn” này? (Ảnh: Spencer Wilson at Synergy/The Guardian) 

Rahaf Harfoush là một nhà nhân chủng học kỹ thuật số ở Paris và là tác giả cuốn "Hustle and Float", Marie O'Riordan là một nhà huấn luyện lãnh đạo điều hành và Alan Redman là nhà tâm lý học tổ chức và công việc tại công ty tư vấn tuyển dụng Clevry. Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia này.

Làm thế nào khi nhìn thấy người khác nghỉ việc khiến bạn cũng muốn nghỉ?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không ghét công việc của mình, nhưng bạn lo lắng về sự trì trệ khi mọi thứ trở lại bình thường mà bạn vẫn không học và không thu được gì?

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Làm thế nào khi nhìn thấy người khác nghỉ việc khiến bạn cũng muốn nghỉ? (Ảnh: Kevin Whipple/For The Times)

Harfoush nói rằng bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: "Liệu công việc này có còn khiến bạn hài lòng không? Bạn có thể buồn khi đồng nghiệp rời đi, nhưng nếu bạn kiệt sức, không có động lực, chán nản, không có hứng thú, bạn hãy tìm ra nguyên nhân cơ bản nhất. Bạn có đang làm việc quá sức không?

Hay bạn đã nhận ra rằng có điều gì khác làm bạn phấn khích? Hãy tự mình thăm dò ý kiến ​​và cho bộ não của bạn cơ hội trả lời. Bạn có thể sẽ không nhận được câu trả lời ngay lập tức".

Nhưng một khi bạn đã xác định được nguyên nhân khiến bạn không hài lòng về công việc, bạn sẽ có thể tìm cách khắc phục thiết thực hơn.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
"Đến cuối cùng, nếu bạn vẫn thấy không có động lực thì hãy thay đổi công việc" (Ảnh: WORKTECH Academy)

Tuy nhiên, Redman nói: "Đến cuối cùng, nếu bạn vẫn thấy không có động lực thì hãy thay đổi công việc. Đôi khi, mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu bạn tìm một nơi nào đó mà có thể cho bạn nguồn động lực mà bạn đang tìm kiếm; một thứ gì đó ngoài mức lương và điều kiện làm việc, một thứ gì đó thực chất hơn".

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người làm việc hiệu quả nhất ở nơi làm việc không nhất thiết phải là những người có kỹ năng tuyệt vời nhất, mà là những người tận hưởng công việc nhất. Sẽ chẳng có lợi gì cho bạn và mọi người nếu bạn làm việc ở một vị trí mà bạn không yêu thích.

Cách để ngừng nhận sự quá tải công việc từ những người đã rời đi

Redman mô tả quan điểm của nhà tuyển dụng: "Các nhân viên đang bị 'săn lùng', đặc biệt là những người có kỹ năng tốt và điều này gây khó khăn cho những nhân viên còn lại về cách phân bổ công việc.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Các nhà tuyển dụng không nhất thiết phải vội vàng lấp đầy các vị trí bị trống (Ảnh: AcademicPositions)

Các nhà tuyển dụng không nhất thiết phải vội vàng lấp đầy các vị trí bị trống, một phần vì đây không phải là một chuyện dễ thực hiện, một phần vì đây là cơ hội để họ tiết kiệm chi phí, một phần khác thì là vì họ không biết liệu sáu tháng tới công ty của họ sẽ như thế nào". 

Tuy nhiên, đây là một tin xấu đối với tất cả mọi người, vì những nhân viên phải làm việc quá sức cũng có thể rời đi. Càng nhiều người từ chức thì sẽ càng có nhiều người bị thúc đẩy từ chức.

Đừng chỉ đối phó cho đến khi bạn không thể nữa. Harfoush đề xuất "kiểm tra phạm vi vai trò", nói rằng: "Hãy nhìn vào vai trò ban đầu của bạn. Có lẽ, bạn đã phải làm nhiều việc hơn trong đại dịch khi các công ty chuyển sang chế độ 'đấu tranh để tồn tại'. Hãy hỏi rõ rằng: Vai trò của tôi đã mở rộng đến đâu rồi? Tôi còn cần phải thực hiện bao nhiêu dự án và gánh thêm bao nhiêu trách nhiệm nữa?".

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Nếu thấy bản thân bị quá tải vì phải nhận thêm quá nhiều nhiệm vụ, bạn nên thẳng thắn yêu cầu phân bổ lại công việc

Sau đó, chia sẻ thẳng thắn với cấp trên rằng: "Đây là những gì tôi được thuê để làm, còn đây là phân bổ thời gian của tôi bây giờ. Vì vậy, hoặc chúng ta cần đánh giá lại hoặc chúng ta cần phân bổ lại công việc". 

Cạnh tranh khi bạn là một người cũ và công ty có thêm những gương mặt mới

Sẽ có hai vấn đề xuất hiện ở đây: Làm thế nào để bạn luôn giữ được tinh thần của một người mới khi những người khác còn "mới hơn" và làm thế nào để bạn xây dựng lại một nhóm, đặc biệt nếu nhóm cũ đã hoạt động tốt và ổn định?

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn là người nỗ lực để xây dựng một tổ đội mới thay vì phá hủy nó. Tận dụng những điều mà mọi người tránh né có thể sẽ giúp ích cho bạn. Các nhân viên mới cũng sẽ có cảm tình và ấn tượng tốt về bạn.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Cạnh tranh ở đây không đồng nghĩa với việc phá hủy đi đội nhóm mà là nỗ lực xây dựng một nhóm mới 

Redman nói rằng bạn không cần phải thông cảm cho những đồng nghiệp đã ra đi: "Gần như không thể tìm được người thay thế chính xác cho những người đã rời đi. Dù cấu tạo của một nhóm mới ra sao thì đó cũng sẽ là một loạt các cá nhân khác nhau".

Một nhóm khác có khả năng rút ra những kỹ năng và đặc điểm khác nhau từ mỗi thành viên của mình. Các bạn sẽ trở thành một nhóm linh hoạt. Bạn có thể thấy rằng lập trường và vai trò của mình đang thay đổi, nhưng không cần khủng hoảng về danh tính về điều đó. Vì bạn vẫn chỉ là bạn mà thôi.

Đây có phải thời điểm tốt để bạn yêu cầu tăng lương, thưởng hay "thương lượng" lại vị trí?

Các chuyên gia đều đồng ý rằng bạn có thể chưa bao giờ ở trong một vị trí mà có thể đàm phán tốt hơn, giữa thị trường việc làm sôi động và lý lẽ rằng, nếu bạn vẫn ở lại đó sau tất cả những biến động thì rõ ràng, bạn là một "tài sản" quý giá.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Đây có phải thời điểm tốt để bạn yêu cầu tăng lương, thưởng hay "thương lượng" lại vị trí? (Ảnh: glassdoor)

Tuy nhiên, về một số nguyên tắc cơ bản, Harfoush chỉ ra nghiên cứu cho thấy rằng "các nhân viên ở một góc độ nào đó chỉ lấy tiền lương làm động lực. Hãy tập trung vào bản thân và nói rằng: 'Điều gì có thể thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của tôi?'". 

Redman cho rằng tồn tại một hạn chế là các doanh nghiệp có "bảng lương và kế hoạch được thiết lập rõ ràng, các quy tắc về sự khác biệt rất khó để làm sai lệch", vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn coi lương là một trong rất nhiều những nhu cầu của mình. 

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Sẽ tốt hơn nếu tiền lương chỉ là một trong rất nhiều những nhu cầu cảu chúng ta khi làm việc (Ảnh: laconstituciondelaconfianza)

O'Riordan nói: "Đó là việc nhìn giá trị của bạn theo một cách rộng hơn. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu giờ làm việc linh hoạt, làm việc tại nhà, phiếu mua hàng chăm sóc trẻ em, thành viên phòng tập thể dục, phát triển sự nghiệp.

Những thứ này sẽ khiến công ty tốn kém tiền bạc, nhưng chúng không nhất thiết phải nằm ngoài ngân sách tiền lương. Điều này sẽ khiến cuộc đàm phán của bạn trông chín chắn và có cái nhìn bao quát hơn, và dù sao thì nó cũng sẽ mang lại cho bạn mức sống tốt hơn".

Cách khiến một công việc cũ trở nên thú vị và mới mẻ

Khi đã làm việc tại một công ty đủ lâu và đặc biệt là bị rơi vào một tình thế biến động như diễn biến phức tạp của Covid-19 và nhiều người nghỉ việc thì những đắn đo về cách khiến cho công việc bạn đang làm trở nên thú vị và mới mẻ là một điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn tiếp tục gắn bó với nó.

lam the nao de tu giu chan minh trong tinh the nguoi nguoi nghi viec - anh 0
Đây là cơ hội để bạn phát triển bản thân (Ảnh: glassdoor)

O'Riordan nói rằng: "Đây hoàn toàn là một cơ hội để tái tạo bản thân". Khi các vị trí tuyển dụng đang mở ra xung quanh bạn, "thay vì chỉ đảm nhận các nhiệm vụ bổ sung, bạn nên nghĩ về việc tái cấu trúc công việc một cách sáng tạo hơn".

Khi một nhân viên mới được tiếp nhận, hãy cố gắng đưa bản thân vào vai trò cố vấn, hoặc nếu họ ở cùng cấp độ với bạn, "hãy cố gắng để nhóm người mới hòa hợp với lối tư duy của công ty. Việc này sẽ giúp bạn có cơ hội thực hiện một vai trò mới, nhưng đồng thời, bạn cũng đang tự gợi ý rằng bạn là một người đón nhận sự thay đổi và dễ tiếp thu những suy nghĩ mới".

Gen Z ơi, nghỉ dịch hay nghỉ việc?

Ngày càng có nhiều người mong muốn từ bỏ màn hình để làm việc ngoài trời

Phép tính thú vị: Quay trở lại văn phòng làm việc sẽ khiến bạn mất những gì?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ