Công chúa Mako mắc hội chứng PTSD: Nhiều người cũng mắc phải sau dịch bệnh!

PTSD có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, người nổi tiếng vướng phải ồn ào, cựu chiến binh chứng kiến ​​nỗi kinh hoàng trên chiến trường hay những người sống qua đại dịch…

Sự việc cựu công chúa Nhật Bản kết hôn với thường dân một thời thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông. Mọi hoạt động của cô đều nhận lại vô số những ý kiến khác nhau, kể cả những lời bàn tán và chỉ trích, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, gây nên hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
Công chúa Mako được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Chúng ta cũng có thể thấy đối tượng của PTSD không phân biệt bất kỳ một ai, gây nên nhiều hệ lụy khác nhau. Liên hệ trong thời điểm giãn cách khi chứng kiến những sự việc đau lòng và nỗi lo về dịch bệnh thì con người đã phải chịu nhiều tác động nặng nề đến tâm lý và nhiều sự thay đổi trong hành vi.

Sự gắt gao của dư luận trở thành nguyên nhân chính

Lấy điển hình như cựu công chúa Mako đã cho chúng ta thấy, các bệnh tâm lý có thể tấn công bất cứ ai, kể giàu có hay nổi tiếng. Mako kết hôn với bạn trai thường dân vào ngày 26/10, ngay sau đó cô đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD), với hy vọng ngăn chặn sự đưa tin điên cuồng của truyền thông về mối quan hệ phức tạp của cặp đôi.

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
Sự quan tâm của truyền thông cùng những ý kiến trái chiều gây nên những căng thẳng tâm lý

Sự quan tâm của giới truyền thông liên quan đến một cuộc tranh cãi kéo dài về khoản vay 4 triệu yên cho mẹ của Komuro từ vị hôn phu cũ của cô, vay để trang trải chi phí học đại học của anh ta. Komuro cũng gây ra một làn sóng phẫn nộ khi anh ấy trở về Nhật Bản để tham dự đám cưới với kiểu tóc đuôi ngựa, với các nhà phê bình cho rằng kiểu tóc này không phù hợp với một người đàn ông sắp cưới công chúa.

Áp lực từ sự giám sát gắt gao của phương tiện truyền thông trong suốt 4 năm về đám cưới đã khiến họ phải chuyển đến New York để né tránh sự dòm ngó. Nếu sự việc của Mako và chồng đến từ dư luận, thì mỗi người trong chúng ta lại có thể đến từ vô số những nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống cùng những sự kiện tiêu cực.

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
Với mỗi người trong chúng ta thì PTSD đến từ vô số những nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống 

PTSD có thể ảnh hưởng đến mọi người, thường được chẩn đoán ở những người đã phải chịu đựng hoặc chứng kiến sự kiện kinh hoàng, nguy hiểm hơn là rất dễ mắc phải hội chứng này trong cuộc sống. Trong thời gian dịch bệnh, khi cuộc sống được ổn định thì những người trải qua giai đoạn này sẽ chịu nhiều tổn thương về tâm lý, dẫn đến rối loạn căng thẳng.

Góc nhìn của chuyên gia về hội chứng PTSD

Gây ra bởi một sự kiện đáng sợ, các triệu chứng của tình trạng bao gồm hồi tưởng, ác mộng và lo lắng, cũng như những suy nghĩ không kiểm soát.

Vấn đề

Logo VieZ

PTSD là khi một người trải qua hoặc chứng kiến ​​một sự cố đau thương, có thể là chấn thương thể chất, tấn công tình dục hoặc các loại mối đe dọa khác, để người đó tiếp tục chịu những tác động tiêu cực lâu sau khi sự việc đã qua đi

David Liu, một nhà trị liệu sức khỏe tâm thần nói

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
Triệu chứng bao gồm hồi tưởng, ác mộng và lo lắng, cũng như những suy nghĩ không kiểm soát

PTSD đôi khi lặp đi lặp lại và trong thời gian dài, chẳng hạn như bị bỏ mặc về tình cảm, sỉ nhục, bắt nạt, bạo lực, tức giận và các vấn đề gắn bó bị gián đoạn trong quá trình phát triển. Với PTSD, các tác động tiếp tục có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động, các mối quan hệ, hình ảnh bản thân và triển vọng tương lai của một người.

Điều quan trọng là không được coi các triệu chứng của PTSD là dấu hiệu của điểm yếu hoặc khiếm khuyết, mà nó đang tác động đến mọi loại tính cách. Trên thực tế, hầu hết những người bị PTSD đều cho thấy sự phức tạp, PTSD có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và các mối quan hệ bên ngoài ảnh hưởng, bên cạnh những sự kiện tiêu cực.

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
PTSD không đơn giản chỉ là suy nghĩ tiêu cực, đó là sự tác động nặng nề đến hành vi và tâm lý

Bác sĩ Elisabeth Wong, một chuyên gia tâm thần học nói: "Cái nhìn kỳ thị này về PTSD khiến ai đó tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội và nghề nghiệp càng khó khăn hơn. Ý tưởng rằng bệnh nhân chỉ có thể ngừng nghĩ về sự kiện nếu họ muốn là không chính xác, việc trải nghiệm lại ký ức gây đau buồn và không nằm trong tầm kiểm soát có ý thức của bệnh nhân".

Đối diện và xử lý với PTSD như thế nào?

1. Xác định PTSD ở bản thân và người xung quanh

Để ý sự thay đổi trong hành vi, tâm trạng và tính cách sau một sự kiện đau buồn, chẳng hạn như dễ trở nên tức giận hoặc nóng nảy hơn bình thường. Wong cho biết: "Các triệu chứng khác là khi người đó thu mình hơn, hủy bỏ các cuộc hẹn hò, ngừng đi làm và có vẻ thảnh thơi khi ở bên người khác".

"Nếu họ cũng bắt đầu uống nhiều hơn hoặc sử dụng chất kích thích, đây có thể là một cách không tốt để họ đối phó với cảm giác đau buồn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể có những hành vi tự làm hại bản thân, thậm chí là tự sát", tiến sĩ nói thêm.

cong chua mako mac hoi chung ptsd nhieu nguoi cung mac phai sau dich benh - anh 0
Có nhiều cách đối để diện với vấn đề này, quan trọng là cách nhân thức và sự quan tâm lẫn nhau

2. Điều trị và xử lý hội chứng PTSD

PTSD có thể được điều trị bằng phương pháp dựa trên những liệu pháp xử lý nhận thức, chúng tiếp xúc kéo dài và tái xử lý giảm viêm chuyển động mắt hoặc thuốc chống trầm cảm được kê đơn. Sự kết hợp của điều trị có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng, những suy nghĩ bị mắc kẹt và cho phép người đó ngủ, làm dịu nỗi buồn, kích động và sợ hãi.

Cần dùng thuốc điều trị trong những trường hợp nghiêm trọng và dai dẳng, chẳng hạn như đối với những người mắc chứng rối loạn tâm trạng, lạm dụng rượu và chất kích thích. Các loại thuốc phổ biến bao gồm SSRI để làm giảm lo lắng và các triệu chứng trầm cảm.

3. Cần có sự hỗ trợ với người mắc PTSD

Quan tâm người đó và cho biết rằng nếu họ cần thì bạn sẽ luôn hỗ trợ.

Vấn đề

Logo VieZ

Hãy từ bi và cảm thông nhưng hãy đặt ra những ranh giới thích hợp để bảo vệ cả bản thân và người bị PTSD. Thực hành các kỹ năng giao tiếp tốt để tạo ra một môi trường an toàn, khuyến khích người đó tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp.

Lil - chuyên gia tâm lý nhận định 

Duy trì kết nối xã hội trong việc giúp ai đó hồi phục sau một sự kiện đau buồn, vì vậy hãy hỗ trợ nhưng không quá thúc ép. Hãy lưu ý đến độ nhạy của chúng đối với một số kích thích nhất định, luôn lắng nghe và không phán xét hoặc cố gắng giúp họ khắc phục vấn đề. Bên cạnh họ, kiên nhẫn và hỗ trợ, phải hiểu rằng việc điều trị cần có thời gian.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

"Shadowloss": Cảm thấy sự "mất mát" về công việc, học tập không được thừa nhận!

Gen Z trở lại thành phố ngày "bình thường mới": Thực hiện tiếp những ước mơ còn dang dở!

#YouAreNotAlone: Cùng chung tay chữa lành!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ