Sự càn quét của cơn lốc Covid-19 đã tạo thêm nhiều gánh nặng cho các bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
Sức lây lan nhanh chóng với biến thể Delta, sau nhiều đợt bùng phát và phải đối mặt với nhiều ca nhiễm Covid-19. Tệ nhất là chữa trị bệnh nhân đang ở trong tình trạng hấp hối khiến các nhân viên y tế tuyến đầu có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu sau chấn thương (PTSD)
Dù đang phải chịu ảnh hưởng của cơn bệnh vô hình nhưng nhiều bác sĩ vẫn chấp nhận và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Biết rằng hậu quả là rất nghiêm trọng tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn này không còn cách nào khác bằng việc đối mặt với chúng.
Các nhân viên y tế tuyến đầu tại Mỹ đối mặt với nguy cơ mắc chứng bệnh căng thẳng kéo dài
Ngay từ những đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, nhiều nhà nghiên cứu đã cho biết tỷ lệ mắc hội chứng PTSD ở các nhân viên y tế tuyến đầu đã đạt từ 10-50%. Tiến sĩ William Haseltine cho biết thêm: "Nếu phải trải qua khoảng thời gian kinh khủng như đại dịch COVID-19, tổn thương tâm lý và lo âu là điều dễ hiểu".
Liên tục chữa trị cho nhiều đợt bùng dịch, biến chủng mới xuất hiện cũng làm cho nhiều bác sĩ vất vả hơn. Mỹ và nhiều quốc gia khác đã bắt tay vào nghiên cứu về PTSD ở các nhân viên y tế cũng là lúc biến thể Delta gia tăng áp lực cho các hệ thống y tế. Nhiều nhân viên y tế cũng bắt đầu lo ngại những biểu hiện trên xuất hiện trở lại.
Không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối diện với Hội chứng PTSD
Cách duy nhất để tình trạng này kết thúc là sự biến mất của Covid hay ít nhất là chúng không còn lây lan làm nhiều người rơi vào cuộc chiến sinh tử. Trên thực tế, điều đó không thể xảy ra được vì chúng ta hiểu rõ được mối nguy này và Covid không dễ dàng gì bị đánh bay nhanh như thế.
Trước sự hoành thành của dịch bệnh, chỉ có các bác sĩ mới là người cứu được người mắc bệnh khỏi tay "tử thần" Covid. Không thể làm cách nào khác ngoài chấp nhận và đối diện với hội chứng PTSD. Tiếp tục với vai trò của mình dù không biết sắp tới đây dịch bệnh sẽ diễn ra như thế nào.
Gặp ác mộng thường xuyên và những hình ảnh bệnh nhân đang hấp hối liên tục xuất hiện. Cáu gắt hay hoảng sợ mỗi khi nghe tiếng còi cấp cứu. Đó là những triệu chứng đeo bám các y bác sĩ tuyển đầu trong suốt khoảng thời gian chịu đựng hội chứng PTSD.
Theo đó là nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Các nhân viên y tế tuyến đầu tại Mỹ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng bệnh căng thẳng kéo dài, hậu quả tồi tệ nhất trong đại dịch sau khi họ phải điều trị cho những bệnh nhân sắp tử vong vì Covid-19. Tuy cảm nhận thấy rõ các triệu chứng của PTSD, những người mắc phải vẫn khó mở lòng nói ra câu chuyện của mình.
Một nghiên cứu của Tiến sĩ chuyên ngành tâm thần học Huseyin Bayazit tại Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của 1.833 nhân viên y tế năm 2020. Kết quả đưa ra cho thấy tỷ lệ mắc PTSD là 49,5% ở các nhân viên y tế thông thường và 36% ở các bác sĩ. Thêm đó, Tiến sĩ Christine Sinsky là phó chủ tịch AMA cho biết cứ 2 năm ở Mỹ lại có khoảng 5.000 bác sĩ bỏ việc vì kiệt sức. Gây nhiều tổn hại đến bệnh viện và giảm doanh thu.
Trước bối cảnh này, nhiều giải pháp đã được đưa ra giúp các nhân viên y tế vượt qua hội chứng PTSD. Các quy định toàn quốc về số bệnh nhân mà mỗi nhân viên y tế sẽ đảm nhận chăm sóc, miễn phí trị liệu và thuốc men. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí có tính bảo mật cao và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ. Mong rằng sắp tới đây số lượng ca nhiễm sẽ giảm tạo cơ hội cho nhiều y bác sĩ được "chữa lành" hội chứng nguy hiểm này.
Nguồn: TH&PL