Cởi mở ở ngoài, khép kín ở nhà: Gen Z đang dần trở nên "sống dối" hay "mất cảm xúc"?

Phải chăng, Gen Z đang dần có hai “bộ mặt” trong một cuộc sống?

Cuộc sống, công việc, học tập căng thẳng cùng với nỗi lo dịch bệnh đang khiến cho cả xã hội bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn ai hết, những người trẻ Gen Z, những con người đang trong độ tuổi từ 16 - 22 đang dần có triệu chứng kiệt quệ về mặt cảm xúc. Nói đúng hơn là giới trẻ giờ đây cởi mở ở ngoài, khép kín ở nhà. Phải chăng Gen Z đang dần trở nên "sống dối" hay đang trong tình trạng "mất cảm xúc"?

Nguyên nhân đời sống "hai mặt" xuất hiện ở Gen Z đến từ đâu?

Có một thực trạng đang diễn ra ở một bộ phận người trẻ - sống "hai mặt". Khi mà bước ra đường, tiếp xúc với mọi người xung quanh là những người cởi mở bao nhiêu thì khi về tới nhà, một bộ phận người trẻ lại trầm lắng và vô hồn bấy nhiêu.

Ngồi trong phòng, đóng chặt cửa, lướt mạng xã hội trong trạng thái vô hồn và đờ đẫn. Để rồi nặng hơn là mất đi sự hứng thú với những thứ bên ngoài và không thích tiếp xúc với người xung quanh.

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
Cảm xúc của người trẻ đang được ngụy trang sau lớp mặt nạ

Vậy nguyên nhân nào khiến cho người trẻ dần sống "hai mặt"?

Thật ra thì việc sử dụng một chiếc "mặt nạ cười" nó dễ hơn rất nhiều so với phải trưng cái mặt ủ rũ ra bên ngoài. Và số đông thường có xu hướng không thích lắng nghe người khác kể về nỗi đau nên nhiều người trẻ chọn cách sẽ tự giải quyết cảm xúc tiêu cực của mình trong nỗi cô đơn. Để rồi khi ra ngoài lại ngụy trang nó sao một lớp mặt nạ.

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
 Giới trẻ giờ đây cởi mở ở ngoài, khép kín ở nhà

Việc hối hả ở một cái độ tuổi đang hình thành nhận thức và thế giới quan lại vô hình khiến gen Z dần bị đứt gãy trong việc tôn trọng, hoặc ít nhất là bộc lộ cảm xúc thật nhất của bản thân. Trưởng thành là một giai đoạn ai cũng phải đi qua, dù là Gen X, Y hay Z thì đều có những nỗi cô đơn và khó khăn tương tự nhau. Chỉ là đối với Gen Z, môi trường phát triển lại quá hối hả khiến các bạn bị tác động quá mạnh nên họ dần đánh mất sợi dây cảm xúc.

Và, cùng lúc đó, thế hệ của chúng ta đang ngày càng thay đổi. Chúng ta tôn vinh trên phạm vi toàn cầu cái ý tưởng rằng tuổi trẻ là phải thành công vượt bậc và việc trở thành một người tầm thường trong xã hội là xấu hổ. Chúng ta luôn phải cố gắng, phải vươn lên để đạt được một điều gì đó.

Mặc khác, Gen Z còn bị áp lực to lớn bởi khoảng cách thế hệ. Do tồn tại trong mình những nét tính cách khác biệt cùng với những thay đổi lớn về mặt tư duy khiến người trẻ cảm thấy rằng mình bị mất kết nối với gia đình. Khi mà những chia sẻ, những cảm xúc không được bố mẹ lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy mà dần trở nên khép kín.

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
Gen Z gặp áp lực to lớn trước khoảng cách thế hệ

Đồng thời, mối quan hệ giữa người trẻ với chiếc smartphone ngày nay đã trở thành thứ không thể tách rời. Gắn bó mật thiết đến mức một ngày người trẻ có thể không ăn cơm, không ra đường, thậm chí cũng chẳng cần tiếp xúc với ai nhưng nếu không được cầm trên tay chiếc điện thoại là y như rằng người trẻ đứng ngồi không yên. Họ cảm thấy bị mất kết nối với những mối quan hệ ảo.

Đó là những mối quan hệ không ràng buộc và có thể tự thể hiện cảm xúc của mình mà không bị gượng ép. Có phải sự phát triển quá hiện đại của Internet lại "làm hỏng" cảm xúc bên ngoài của giới trẻ?

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
 Có phải sự phát triển quá hiện đại của Internet lại "làm hỏng" cảm xúc bên ngoài của giới trẻ?

Có phải một bộ phận Gen Z đang dần đánh mất cảm xúc hay đang dần "giả tạo" để trấn an mình?

Tại sao tỉ lệ Gen Z rối loạn tâm lý ngày càng tăng? Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến cho người trẻ luôn phải đối diện với nhiều áp lực hơn từ công việc, học tập cho đến những "deadline" đến từ cuộc sống bên ngoài. Từ đó, những căn bệnh liên quan đến tinh thần, như trầm cảm, căng thẳng... xuất hiện ngày càng nhiều và đang có xu hướng "trẻ hóa".

Ở một thế hệ mà cảm xúc bị chi phối bởi quá nhiều thứ thì dần dần sẽ khó mà định hình được đâu là cảm xúc thật, đâu là những bộ mặt trưng ra bên ngoài. Việc mất kết nối với chính cảm xúc của bản thân là một bài toán không khó giải, nhưng không phải ai cũng sẽ làm. Nhất là với nhịp sống rất nhanh bây giờ nữa!

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự bận rộn đã trở thành thước đo của sự thành công

Gen Z dễ dàng đặt ra câu hỏi: "Thời gian đâu để mình ngồi xuống xem xét cảm xúc trong khi deadline đang dí chạy?" "Thời gian đâu để mình vô lo trong khi mình đang nghỉ ngơi thì người khác đang thành công?". Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự bận rộn đã trở thành thước đo của sự thành công nên người trẻ không còn đủ thời gian để sống cho quá nhiều cảm xúc của mình.

Chính những điều đó mà Gen Z không còn đủ thì giờ để sống thật với cảm xúc của chính mình khi đâu đâu người ta cũng đang bận rộn. Vậy nên, thay vì cố gắng trốn tránh những cảm xúc không mấy tích cực, người trẻ hãy cho phép bản thân cảm nhận chúng. Những cảm giác này là thật, là có giá trị và là quan trọng. Chúng có thể đang gọi bạn, cần bạn lắng nghe và mong muốn giúp bạn nhìn nhận về tình huống mà bạn cần nỗ lực để thay đổi.

coi mo o ngoai khep kin o nha gen z dang dan tro nen song doi hay mat cam xuc - anh 0
 Thay vì cố gắng trốn tránh những cảm xúc không mấy tích cực, người trẻ hãy cho phép bản thân cảm nhận chúng

Cần lưu ý rằng, điều này không có nghĩa là chúng ta nên hành động theo mọi cảm xúc mà mình cảm thấy. Điều quan trọng là hãy cho chính mình thời gian tĩnh lặng với chính mình, cho bản thân thời gian và không gian để xử lý tình huống trước khi hành động.

Những người "lớn tuổi" muốn làm Gen Z: "Mọi người nói chúng tôi là thế hệ không thể mua nhà"

Những sự thật "giật mình" về Gen X, Y, Z và sau đó sẽ là Gen gì?

Có hay không mâu thuẫn giữa Gen "XYZ" trong cùng một gia đình?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ