Có hay không mâu thuẫn giữa Gen "XYZ" trong cùng một gia đình?

Khoảng cách thế hệ luôn là một trong nguyên nhân làm nảy sinh xung đột trong gia đình, khó hiểu nhau trong các vấn đề của cuộc sống.

“Em về trước nhé!” (A, em út của nhóm) 

“Các tiền bối vẫn còn đang làm mà em tan ca được sao?” (B, nhóm trưởng) 

“Nhưng em đã xong hết việc được giao rồi mà ạ” (A)

Trên đây là một phần trong ví dụ được đưa ra trong “Báo cáo phân tích thực trạng khác biệt thế hệ trong sinh hoạt tổ chức và giải pháp (2020)”, phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc. Bề ngoài, nguyên nhân của sự xung đột thế hệ trong nơi làm việc nằm ở sự khác biệt giữa những suy nghĩ của thế hệ đi trước - nhấn mạnh vào trách nhiệm, văn hoá tổ chức mang tính gia đình và thế hệ trẻ - xem trọng tính năng suất.

co hay khong mau thuan giua gen xyz trong cung mot gia dinh - anh 0
Sự xung đột thế hệ trong nơi làm việc nằm ở sự khác biệt giữa những suy nghĩ của các thế hệ. (Ảnh Thạch Thanh Bình )

Mâu thuẫn nảy sinh do sự khác biệt trong nhận thức giữa các thế hệ là vấn đề xã hội xuất hiện sau khi thế hệ Millennials bước ra xã hội. Năm 2019, theo khảo sát giá trị quan ý thức của người Hàn Quốc (2019, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch), 68% đã trả lời rằng mâu thuẫn giữa thế hệ trước và thế hệ trẻ là rất lớn.

Các thế hệ được sinh ra sau thế hệ Baby boomer (thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh) được phân loại như sau: Gen X (ngay sau thế hệ Baby boomer, năm 1960 - 1970), Gen Y (đời con của thế hệ Baby boomer), Gen Z (giữa thập niên 90 - đầu 2000) và được chia nhỏ ra thêm thành thế hệ Millennials và Gen Z, thường gọi chung là thế hệ MZ.

Đặc biệt, gia đình là một nhóm đại diện tập hợp các thế hệ có những giá trị quan khác nhau về hôn nhân, việc làm, giá trị quan, tôn giáo, khuynh hướng chính trị. Gia đình của bà Han (sinh vào nửa cuối thập niên 60) bao gồm cả 3 Gen XYZ. Đứa con 16 tuổi của bà Han sau khi được hỏi quan điểm về một cuộc sống thành công đã trả lời như sau.

co hay khong mau thuan giua gen xyz trong cung mot gia dinh - anh 0
Ở mỗi lứa tuổi sẽ có cho mình những ý niệm sống khác nhau. (Ảnh Thạch Thanh Bình)

Dù không thể học trường đại học mình muốn, tôi vẫn có thể sống hạnh phúc. Tôi muốn một cuộc sống dù nhận được ít nhưng hạnh phúc hơn là sống một cuộc sống cạnh tranh khốc liệt. Không phải cuộc sống thành công chính là sống và làm điều mình thích sao? Tìm được việc bản thân thật sự muốn làm là việc quan trọng hơn cả”. (A, 16 tuổi)

“Trước đây, học vấn, công việc là tiêu chuẩn của thành công nhưng bây giờ suy nghĩ đã khác đi nhiều rồi. Là trung tâm của cuộc đời mình, không trở thành thước đo tiêu chuẩn của một ai khác và lập kế hoạch cho tương lai của chính bản thân. Tôi nghĩ đó mới thật sự là cuộc sống thành công”. (B, 26 tuổi) 

co hay khong mau thuan giua gen xyz trong cung mot gia dinh - anh 0
Thế hệ trẻ quan trọng hạnh phúc cá nhân và chất lượng cuộc sống, thế hệ trước nhấn mạnh học tập, vị thế. (Ảnh Thạch Thanh Bình)

Ngược lại, câu trả lời của bà Han - Gen X lại có phần hơi khác. 

“Vấn đề của thế hệ trẻ ngày nay là cho dù gặp một chút vất vả đều đổ lỗi cho chất lượng của sự hạnh phúc và tránh né nó. Một cuộc sống hạnh phúc rõ ràng là cuộc sống với sự thành công, tuy nhiên nếu được học ở một trường đại học tốt hơn và cầm tấm bằng kha khá thì mục tiêu mình mong muốn cũng có thể sẽ đạt được dễ dàng hơn”. (Han, 53 tuổi) 

Thế hệ trẻ xem trọng cảm giác hạnh phúc cá nhân và chất lượng cuộc sống, thế hệ trước nhấn mạnh vào học vấn, thành quả và tổ chức. 

Vậy làm thế nào để giảm bớt mâu thuẫn giữa các thế hệ? 

Lee Hee-jin, Tổng Thư ký Trung tâm Giải quyết mâu thuẫn Hàn Quốc, khi nói về cách giải quyết bất đồng trong giá trị quan giữa các thế hệ đã trả lời “Điều quan trọng nhất là sự thấu hiểu lẫn nhau”, “Thế hệ đi trước và thế hệ trẻ cần phải chấp nhận sự khác biệt về giá trị quan và tôn trọng bản thân họ”.

Bây giờ là thời điểm cần thiết nỗ lực để hiểu được sự khác biệt của đôi bên. 

Cần tránh các từ ngữ làm định hình khoảng cách thế hệ như “Thế hệ của cậu mới là vấn đề”, “Khác với thời của chú” và cần hiểu đây là sự khác biệt chứ không phải sai. 

co hay khong mau thuan giua gen xyz trong cung mot gia dinh - anh 0
Thấu hiểu, cảm thông cho nhau để xóa mờ đi khoảng cách, mâu thuẫn trong gia đình. (Ảnh Thạch Thanh Bình)

Điều kiện để Gen XYZ cùng tồn tại!!!

Thế hệ đi trước cần phải thoát khỏi chiếc khung giá trị quan lâu đời, tích hợp khái niệm công nhận thế hệ trẻ.

Thế hệ trẻ cần phải nhìn nhận một cách tích cực sự “khác biệt” giữa các thế hệ và tôn trọng thành quả của thế hệ đi trước.

co hay khong mau thuan giua gen xyz trong cung mot gia dinh - anh 0
Tôn trọng sự khác biệt, học cách lắng nghe để hiểu nhau hơn. (Ảnh Thạch Thanh Bình)
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ