Cách "chỉnh đốn" thói quen ăn uống không lành mạnh trong mùa giãn cách

Vui thì ăn nhiều, buồn thì bỏ bữa, xem nhẹ chuyện ăn uống,... phải chấn chỉnh lại ngay trước khi quá muộn!

Dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi cuộc sống theo nhiều cách mà chúng ta khó có thể tưởng tượng trước đại dịch. Từ tài chính, việc làm, nơi ở đến cách chúng ta sinh hoạt và làm việc - dịch bệnh đã làm rung chuyển thế giới của mọi người theo nhiều cách khác nhau. 

Dịch bệnh cũng làm thay đổi cách mà chúng ta ăn uống. Nhiều người đã chọn thay đổi thói quen sinh hoạt theo chiều hướng tích cực, một số khác lại hình thành những thói quen ăn uống không lành mạnh. Các thói quen ăn uống này thường ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và gây nên các vấn đề như tăng cân, các vấn đề sức khỏe tâm thần và hạn chế hoạt động thể chất. 

cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0

Một báo cáo gần đây cho thấy 61% người Mỹ đang cố gắng phá bỏ những thói quen không lành mạnh nảy sinh trong thời gian này. Nghiên cứu từ Đại học Y Minnesota đã xem xét mối liên hệ giữa sự căng thẳng, nỗi đau tâm lý và khó khăn tài chính với những thay đổi trong hành vi ăn uống trong thời kỳ Covid-19. Các phát hiện được công bố trên International Journal of Eating Disorders, cho thấy sáu nguyên nhân chính khiến hành vi ăn uống của nhiều người bị thay đổi:

  • Không suy nghĩ kỹ trước khi ăn uống.
  • Ăn nhiều hơn lúc bình thường.
  • Ít thèm ăn hoặc không có khẩu vị.
  • Ăn uống qua loa.
  • Giảm khẩu phần ăn.
  • Các triệu chứng rối loạn ăn uống xuất hiện trở lại hoặc gia tăng rõ rệt.
cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0
61% người Mỹ đang cố gắng phá bỏ những thói quen không lành mạnh nảy sinh trong thời gian này

Một nghiên cứu khác cho thấy tình trạng tăng cân trong thời kỳ đại dịch cao gấp 5 lần so với số liệu được thống kê trong các kỳ nghỉ lễ. Do đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên dựa theo những lý do chính kể trên. 

Nếu bạn đang ăn uống mà không có kế hoạch

Hãy lập một khung thời gian ăn uống cụ thể. Ăn uống không có kế hoạch hay liên tục ăn dù không thấy đói, là trái ngược với việc ăn uống có trách nhiệm. Ăn uống có ý thức là việc sắp xếp thời gian ăn uống cụ thể và hiểu được bản thân sẽ tiêu thụ những loại thức ăn nào. Việc này cho phép chúng ta lựa chọn thực phẩm tốt hơn, thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn hơn và giúp kiểm soát khẩu phần cho mỗi bữa ăn.

cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0
Hãy lập một khung thời gian ăn uống cụ thể.

Một cách để giúp bạn hạn chế thói quen ăn uống thiếu suy nghĩ mà bạn có thể đang mắc phải do cuộc sống làm việc tại nhà là đặt ra thời gian cụ thể cho các bữa ăn chính và các giờ ăn nhẹ. Không "la cà" trong khu vực bếp núc giữa giờ ăn chính và ăn nhẹ có thể giúp bạn giảm lượng calo từ việc ăn uống vô độ và cũng có thể cho phép bạn hiểu được cơ thể đang muốn gì. 

Nếu bạn đang ăn nhiều thức ăn hơn

Hãy kiểm soát khẩu phần ăn trong ngày. Việc xác định bạn cần ăn bao nhiêu lượng thực phẩm hàng ngày để duy trì chế độ dinh dưỡng (hoặc chỉ duy trì cân nặng) cũng quan trọng như việc chọn ăn gì.

cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0
Hãy kiểm soát khẩu phần ăn trong ngày

Trên thang mức độ đói từ 1 đến 10, hãy duy trì ở mức từ 4 đến 6 với 6 là hơi đói và 4 là hơi no. Việc này có thể khó thực hiện, nhưng khi bạn có thể làm được điều này sau vài ngày thực hiện. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Nếu bạn đang ăn theo cảm xúc

Đầu tiên, bạn cần xác định các tác nhân dẫn đến tình trạng ăn uống theo cảm tính. Một số người không nhận ra rằng cảm xúc đang ảnh hưởng đến cách mà chúng ta ăn uống. Ví dụ, khi vừa ăn vừa xem phim ảnh, những cảm xúc nảy sinh trong quá trình xem phim rất có thể sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của bữa ăn. Xác định rõ nguyên nhân khiến việc cảm xúc ăn bị chi phối là bước đầu tiên để kiểm soát nó.

cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0
Xác định các tác nhân dẫn đến tình trạng ăn uống theo cảm tính

Sau đó, hãy lên một kế hoạch hành động để chống lại chúng. Ví dụ, thay vì đi mua một túi khoai tây chiên khi sếp của bạn làm bạn căng thẳng, bạn chọn một món ăn giúp giải tỏa căng thẳng như sữa chua hoặc salad. Nếu bạn không đói nhưng cảm thấy muốn ăn nhẹ, hãy tìm những việc khiến bản thân quên đi cơn thèm ăn như gọi video với bạn bè hoặc nghỉ ngơi trong 5 phút.

Nếu bạn đang ăn vặt không ngừng nghỉ

Hãy ăn nhẹ một cách có chọn lọc. Chọn đồ ăn nhẹ có nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh là một cách tốt để giải tỏa cơn thèm ăn và giúp ích cho kế hoạch giảm cân. Bằng cách này, bạn sẽ không ngồi vào bữa ăn chính của mình với cảm giác đói rã rời và ngấu nghiến đồ ăn nhiều hơn dự định ban đầu. Thêm vào đó, đây là một cách dễ dàng để bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng vào chế độ ăn uống của bạn.

cach chinh don thoi quen an uong khong lanh manh trong mua gian cach - anh 0
Hãy ăn nhẹ một cách có chọn lọc

Đối với hầu hết người lớn, một đến hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày là một cách khôn ngoan để giữ cho mức năng lượng luôn ở mức ổn định từ sáng đến tối. 

Giãn Cách Không Sai Cách: Làm như thế nào để kỳ giãn cách xã hội của bạn không chìm trong mạng xã hội và những giấc ngủ? GenVie sẽ cùng bạn khám phá hàng loạt những hoạt động thú vị cho dịp ở nhà, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có một mùa giãn cách "đúng cách".

WFB (#WorkFromBed): Nằm lì trên giường làm việc và những tác hại khôn lường

Tìm hiểu những "chất xúc tác" giúp kỳ giãn cách kéo dài trở nên dễ chịu hơn

Chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch bệnh Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ