Thảo Tâm vừa chia sẻ trên story về việc mình từng giảm cân sai cách và đưa ra những lời khuyên tích cực đến giới trẻ.
Khi bị thừa cân, nhiều người cảm thấy tự ti và tìm đến các biện pháp giảm cân. Nào là bỏ cơm, uống thuốc, nào là tập gym, tập yoga… tất tần tật chỉ mong được sụt cân nhanh nhất có thể. Nhưng hiệu quả thì ít mà nguy hiểm thì nhiều. Hãy cùng điểm qua những lời khuyên chân thành từ "nữ hoàng Gen Z" Thảo Tâm.
Thảo Tâm tiết lộ trên story Instagram vì sức khỏe mình khá kém, thất thường, cộng thêm chứng đau bao tử vì nhịn ăn để giảm cân hồi năm nhất đại học."Và đây cũng là lời đe dọa dành cho các bạn trẻ đang đối xử với cơ thể không tốt. Ba cái dị ứng với đau bao tử, đau cột sống này nó ập tới lẹ lắm đó nhe. Chỉ cần hệ miễn dịch giảm là sẽ xông lên… Nó tới rồi mới thấy tiếc thì không thay đổi được đâu" - Thảo Tâm nhắn nhủ đến các bạn đang nhịn ăn cho gầy.
“Cứ nhịn ăn là ốm”?
Đây là một nhận định vô cùng sai lầm. Nhịn ăn có nghĩa là bạn không ăn trong một thời gian dài. Dù cho bạn có giảm được ký lô nào nhờ việc nhịn ăn sáng/trưa/tối hay bỏ bữa thì cũng chỉ là giảm đi phần nào lượng nước trong cơ thể mà thôi. Sau khi uống đủ nước lại thì cân nặng sẽ lại tăng nhanh.
Chưa kể, chúng ta có thể nhịn ăn được cả ngày hay sao? Tại sao phải tự hành hạ mình trong khi ngoài kia có vô số phương pháp giúp mình ăn uống khoa học, lành mạnh.
Nói về việc nhịn ăn để giảm cân, Thảo Tâm nhận thấy đó là hành động ngược đãi cơ thể ngu ngốc nhất mà mình từng làm. "Tui ăn uống dở hơi có hai ba tháng đầu học đại học thôi mà tốn hơn chục triệu đi viện chữa viêm với đau dạ dày đây này, may là chưa xuất huyết đấy".
Hơn nữa khi nhịn đói quá lâu cơ thể sẽ sinh ra cơ chế ít đốt cháy năng lượng xuống mức thấp nhất có thể. Cơ thể tích trữ chất béo để duy trì sức sống khiến bạn không thể đốt được lượng mỡ dư thừa. Khi quá đói, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bạn nhanh chóng tìm thực phẩm có độ ngọt cao để bổ sung.
“Đừng có mà nhịn ăn đó, it doesn’t work like that!”
Thay vì đau đầu theo những kết quả "mì ăn liền", không bền vững, hãy lấy Thảo Tâm làm gương và nghĩ đến tương lai. "Tôi thề tôi ăn uống khổ vô cùng 2-3 tháng mà tụt có 2kg, xong chữa bao tử 3 tháng… nó là một trải nghiệm thấu tâm can luôn á". Vì đau bao tử mà khi có dịp làm MC ở nước ngoài, chuyến đi của cô nàng phải khổ sở và bớt vui. Việc bao tử bị tàn phá cũng kéo theo hệ miễn dịch suy giảm, mở đường có một số vấn đề sức khỏe sau này, Thảo Tâm chia sẻ.
Một số tác hại nguy hiểm do nhịn ăn:
- Đau bao tử, hơi thở có mùi
- Nguy cơ béo phì, mắc bệnh tiểu đường
- Mệt mỏi, giấc ngủ gián đoạn, suy giảm trí nhớ
- Mất khối cơ, cạn kiệt protein
- Da khô ráp, tóc mỏng và dễ gãy...
Một số phương pháp nhịn ăn gián đoạn theo khoa học
Phương pháp 16/8 liên quan đến việc nhịn ăn mỗi ngày trong 14 - 16 giờ và giới hạn "cửa sổ ăn uống hàng ngày" của bạn xuống còn 8 -10 giờ. Trong cửa sổ ăn uống, bạn có thể phù hợp với hai, ba hoặc nhiều bữa ăn. Phương pháp này còn được gọi là giao thức Leangains và được phổ biến bởi chuyên gia thể dục Martin Berkhan.
Ví dụ: nếu bạn kết thúc bữa ăn cuối cùng của mình lúc 8 giờ tối và không ăn gì cho đến trưa ngày hôm sau, bạn sẽ nhịn ăn trong 16 giờ.
Chế độ 5:2 liên quan đến việc ăn uống bình thường đến 5 ngày trong tuần trong khi hạn chế lượng calo của bạn để 500-600 trong 2 ngày còn lại trong tuần. Chế độ ăn kiêng này được biết đến bởi nhà báo người Anh Michael Mosley. Ví dụ, bạn có thể ăn bình thường mỗi ngày trong tuần trừ thứ Hai và thứ Năm. Trong hai ngày đó, bạn ăn 2 bữa nhỏ có hàm lượng calo là 250 đối với nữ giới và 300 calo cho đối với nam giới.
Dù có kiêng ăn, nhịn ăn thế nào thì cũng phải lưu ý sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và lành mạnh. Cuối phần chia sẻ, Thảo tâm cũng gửi lời chúc, mong mọi người giữ gìn sức khỏe thành công và ổn định nhất có thể trong mùa dịch này, đặc biệt nhớ phải để ý đến bản thân tốt hơn!
Nguồn: TH&PL