"Zombie công sở": Không gắn kết, không nỗ lực vì công việc nhưng vẫn ở lại?

Không còn đam mê, không còn hứng thú để làm việc nhưng vẫn không chịu nghỉ việc.

Anphabe - một mạng lưới về nhân sự tại Việt Nam - công bố tại sự kiện Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam hạnh phúc ngày 12-10 khảo sát từ hơ 26.000 người đã chỉ ra 39% người đi làm cảm thấy không gắn kết với công việc, cơ quan, nhưng tới gần 67% trong số đó vẫn ở lại làm việc.

Zombie công sở nhìn chung chiếm 25%, nghĩa là cứ 4 người đang làm việc thì có 1 người làm việc kiểu "có xác không hồn". Hiện tượng này có xu hướng tăng dần ở độ tuổi trẻ hơn, 28% với nhóm 23-27 tuổi và khoảng 30% với nhóm 19-23 tuổi.

zombie cong so khong gan ket khong no luc vi cong viec nhung van o lai - anh 0
Ngày có càng nhiều người trẻ bằng một cách nào đó đã bị biến thành "Zombie công sở"

Làm việc trong trạng thái không năng lượng, không động lực

Trong một doanh nghiệp cứ 4 người thì sẽ có một "Zombie công sở". Họ là những "xác sống" vật vờ, không gắn kết, không nỗ lực cũng không chịu rời đi. Đây là một đối tượng khá nguy hiểm bởi họ sẽ hạ gục những nhân viên còn lại bằng thái độ và hành vi tiêu cực của mình. Nhân vật này thoát ẩn thoát hiện và rất khó để nhận ra.

"Có không ít lần tôi chán với công việc hiện tại nhưng không đủ can đảm và thời gian hay có tí tự tin nào để có thể kiếm một công việc mới. Vẫn đều đặn nhận và hoàn thành công việc cấp trên giao. Ngày ngày đều lặp lại như vậy và tôi không cách nào làm cho nó mới mẻ và tự gây hứng thú cho bản thân mình" - chia sẻ của chị Nguyễn Tiên, một nhân viên văn phòng.

zombie cong so khong gan ket khong no luc vi cong viec nhung van o lai - anh 0
Trong một doanh nghiệp cứ 4 người thì sẽ có một "Zombie công sở"

Đôi khi, zombie tồn tại trong chính chúng ta. Nếu có những biểu hiện nhàm chán với công việc, không muốn cống hiến nhưng cũng chẳng muốn rời đi… đó là lúc zombie đã ghé thăm bạn. Những lúc như thế, bạn cần được giải tỏa, cần tìm kiếm động lực và tình yêu công việc để xua tan đi zombie trong mình – theo Anphabe.

"Một ngày mình dậy sớm, tự chuẩn bị bữa sáng cho mình nhưng đến khi lấy xe ra chuẩn bị đi làm thì thật mệt mỏi và chẳng có tí tinh thần nào. Suốt đường đến chỗ làm không biết mình đã đấu tranh bao nhiêu lần là có nên nghỉ ngơi hôm nay hay không nhưng vẫn bám trụ đến nơi. Đi làm gắng hoàn thành những task được giao và thời gian còn lại chỉ biết ngồi ngóng cho thời gian trôi thật nhanh để về nhà" – chia sẻ của anh Việt Hưng, một nhân viên văn phòng.

zombie cong so khong gan ket khong no luc vi cong viec nhung van o lai - anh 0
Những "Zombie công sở" không ít và xuất hiện khắp mọi nơi (Nguồn ảnh: Chụp màn hình)

"Zombie công sở" - đến nơi làm việc nhưng không đủ động lực để làm việc năng suất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất phát triển của công ty, doanh nghiệp. Nhưng họ cũng ngại rời đi, nhất là trong tình hình dịch bệnh khó khăn này, việc tìm một công việc mới khác là khó khả thi. Họ chọn bám trụ lại, rồi làm việc trong trạng thái "vật vờ" qua ngày.

Nguyên nhân cho những tình trạng như vậy có thể kế đến nhiều tố nội – ngoại cảnh như ảnh hưởng cuộc sống gia đình, không cân bằng được thời gian và lượng công việc cho hai bên, tác động từ môi trường làm việc nhàm chán, bí bách, áp lực từ cấp trên hay những yếu tố từ chính bản thân chúng ta như tình trạng sức khoẻ thế chất, tâm lý,… "Zombie công sở" tác động tiêu cực cho đến những yếu tố về thu nhập, phúc lợi, văn hóa công ty, kết nối… của môi trường làm việc.

Tiêu diệt "Zombie công sở"

CEO Anphabe, bà Thanh Nguyễn nói rằng để điều trị tận gốc chứng "Zombie công sở", các doanh nghiệp cần tuân thủ 3 bước sau đây:

  •  Xét nghiệm & Xác định phác đồ điều trị: Ngoài việc khảo sát chỉ số gắn kết định kỳ, Nhân sự và Quản lý cần thường xuyên định vị những trường hợp mất gắn kết hoặc rủi ro cao, từ đó có những cách thức tìm hiểu tường tận căn nguyên.
  • Điều trị đặc hiệu: Vấn đề của Zombie Công Sở là làm việc không hết sức, vì thế để họ thoát khỏi tình trạng "thành tích dưới mức mong đợi", chúng ta cần áp dụng "Combo" tạo sức ép và tạo động lực
  • Theo dõi và đánh giá kết quả: Mục đích của chúng ta không phải là đuổi Zombie đi mà là giúp nhân viên Zombie hạnh phúc và gắn kết trở lại, vì thế dù là "ép" hay "đẩy" thì cách tiếp cận cần rất nhân văn và chân thành. Ngoài ra, như bất kỳ chu trình "điều trị" nào, việc theo dõi và đánh giá thường xuyên đặc biệt quan trọng.
zombie cong so khong gan ket khong no luc vi cong viec nhung van o lai - anh 0
 Mục đích của chúng ta không phải là "đuổi Zombie đi" mà là "giúp nhân viên Zombie hạnh phúc và gắn kết trở lại (Nguồn ảnh: VTV24)

"Hành trình gắn kết cần sự 'Kiên quyết, Kiên trì, Kiên định' từ mỗi người đi làm cùng với cái tâm, cái tầm của nhân sự và nhà quản lý" – CEO Anphabe nhấn mạnh.

Trách nhiệm của mỗi chúng ta là tìm ra chất xúc tác phù hợp để khuyến khích nhân viên tự nỗ lực tự nguyện nhiều hơn cũng như cung cấp cho họ "đủ lý do" để gắn kết và không còn là "khách" tại nơi làm việc.

Còn đối với cá nhân mỗi nhân viên, ý thức trách nhiệm về những gì mình nhận được để làm việc một cách xứng đáng. Không chỉ đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp mà còn cho bản thân cơ hội học hỏi và thăng tiến. Nếu cứ ngồi mãi một chỗ với một phong cách làm việc kém hiệu quả đến vậy thì cho dù có bao nhiêu thời gian bạn cũng không tới vạch đích. 

Khi cuộc sống "bình thường hóa", nhân viên công sở có thật sự muốn trở lại văn phòng?

Nhiều người đang từ chối cuộc sống "bình thường mới"?

Người trẻ "sợ" văn phòng sau "bình thường mới": Chọn tới cà phê chạy deadline đầu tuần!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ