Trong thế giới siêu kết nối, làm việc từ xa dần trở thành quyền lợi mà Gen Z nhất định được hưởng.
Với các thế hệ trước, hai chữ "văn phòng" từ lâu đã trở thành biểu hiện của nơi chốn làm việc "chuyên nghiệp". Nhưng với thế hệ Z, hai chữ "văn phòng" đột nhiên trở thành niềm ngao ngán. Bởi công việc tại văn phòng giờ đây như chiếc "gông cùm", trói buộc họ suốt 8 tiếng mỗi ngày.
Hai chữ "văn phòng" đang gò bó Gen Z
Mặc khác, do sự ảnh hưởng của dịch bệnh nên các công việc đều chuyển sang qua hình thức làm việc từ xa. Suốt những tháng chôn chân ở nhà, mở tour du lịch phòng khách - phòng bếp - phòng ngủ - phòng tắm, chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại, Gen Z có thể làm tốt công việc của mình. Thậm chí là tốt hơn khi đến văn phòng mỗi ngày.
Quan niệm của Gen Z, nơi làm việc không phải chỉ để làm việc, mà còn là nơi để giải trí, để trải nghiệm… Và trong thế giới "siêu kết nối" của Gen Z, việc "làm việc từ xa, không cần đến văn phòng" dường như dần trở thành niềm mong mỏi. Họ muốn có thể được ngồi trong một quán cà phê, trong một Circle K và đeo tai nghe hoặc có thể ngồi ở nhà để làm việc.
Chia sẻ về vấn đề này, Diễm My (22 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM) bày tỏ quan điểm: "Công việc của mình là đánh máy, phân loại giấy tờ, cũng là từng ấy khối lượng công việc nhưng khi phải ngồi một chỗ, giữ tư thế đúng mực làm việc khiến mình stress, mệt mỏi hơn là được lăn lộn thỏa sức ở nhà. Đôi lúc phải tăng ca bất đắc dĩ, vì người khác tăng ca chẳng lẽ mình lại về trước".
Trong thế giới "meta", làm việc từ xa dần trở thành quyền lợi nhất định được hưởng
Làm việc từ xa đã trở thành hình thức làm việc khá phổ biến từ nhiều năm nay. Nhưng mãi đến gần đây, lượng truy cập Internet cáp truyền hình tăng, mạng 4G, mạng cáp quang cùng hai tỉ điện thoại thông minh và máy tính bảng đã giúp khái niệm làm việc từ xa trở thành một lựa chọn thay thế cho rất nhiều lao động.
Thay vì ngồi làm việc ở văn phòng cho chuyên nghiệp thì số đông lại thích ngồi ở nhà, lê la quán cà phê. Chính vì những đặc điểm khác biệt này mà Gen Z cũng có những mong muốn khác thường ở môi trường làm việc.
Đối với Gen Z, ranh giới giữa công việc, vui chơi và cuộc sống bị xóa nhòa. Không nhất thiết phải đến văn phòng, nam giới không nhất thiết phải đeo cà vạt hay nữ giới phải mặc quần tây, sơ mi đến nơi làm việc. Những chuẩn mực xã hội này sẽ biến mất theo thời gian khi giới trẻ giờ đây chuộng môi trường làm việc mở.
Bạn Hoàng Sang, 21 tuổi, nhân viên IT tại TP.HCM chia sẻ: "Vốn là một freelancer đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ máy tính, công việc của mình chỉ thực hiện trên máy tính là chủ yếu. Vì thế, mình không thích ngồi 8 tiếng ở văn phòng mỗi ngày. Hiệu suất giữa làm việc ở quán cà phê đôi khi còn cao hơn ở công ty nên mình thích ở quán cà phê. Nó cho mình không gian để tập trung mà không bị gò bó. Đôi lúc mệt quá thì nghe nhạc, tựa lưng rồi làm tiếp".
Phải chăng... cần có một làn sóng văn phòng mới được hình thành để "thuyết phục" Gen Z?
Với sự bùng nổ của Gen Z - chiếm tới 32% tổng dân số trong tương lai, các công ty khi thuê văn phòng, ngoài vị trí phù hợp, công năng tốt, còn lưu ý thêm yếu tố khác là thiết kế văn phòng làm sao để thu hút lực lượng lao động trẻ này. Vì thế đồi hỏi văn phòng cần liên tục thích nghi và chuyển mình để luôn tạo được sức hút và thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên mỗi ngày.
Đối với Gen Z, văn phòng phải đảm bảo được tính thoải mái, không phải chịu sự khuôn mẫu gò bó mà phải được là chính mình. Bên cạnh đó môi trường làm việc cần phải chuyên nghiệp, hiện đại và vui tươi. Đừng quên tạo cho Gen Z một không gian làm việc đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất cho nhân viên.
Một không gian làm việc linh hoạt cũng giúp thay đổi thái độ làm việc, không còn tinh thần làm việc kiểu xiềng xích bất chấp công việc có hiệu quả hay không. Hãy biến kiểu văn phòng lạc hậu, chật hẹp chỉ với tài liệu, máy tính thành một văn phòng có không gian của quán cà phê thì sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên rất nhiều.
Không phải bỗng dưng mà nhiều người thích làm việc tại quán cafe phải không? Môi trường làm việc kiểu mới sẽ là môi trường tạo thuận lợi nhất, tạo sự thoải mái nhất cho nhân viên, qua đó tăng được năng suất làm việc của họ.
Một ví dụ cho không gian làm việc kiểu mới là Capital Place - một tòa nhà cung cấp 121.000 m2 sàn văn phòng. Tòa nhà cao 37 tầng, mỗi tầng được bố trí 16 thang máy. Một điểm thú vị là tòa nhà bố trí phòng tắm (Executive Bathroom) ở tất cả các tầng.
Bên cạnh đó, vì muốn khuyến khích mọi người đi bộ và tập thể dục nhiều hơn, cho nên tòa nhà KHÔNG cho phép các công ty sử dụng thang máy đi giữa các tầng với nhau, việc này đồng thời giúp giảm traffic cho thang máy trong giờ cao điểm.
Nguồn: TH&PL