Người trẻ quay về với thói quen ngồi quán cà phê làm việc, nỗi sợ văn phòng vẫn hiện hữu.
Cuộc sống đã trở lại bình thường hơn 1 tháng qua, mọi người đã dần thích ứng với cuộc sống bình thường mới. Từ ảnh hưởng của dịch bệnh nên các công việc đều chuyển sang qua hình thức làm việc từ xa, việc đến văn phòng đã không còn là thói quen.
Suốt những tháng chôn chân ở nhà, mở tour du lịch phòng khách - phòng bếp - phòng ngủ - phòng tắm, chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại, Gen Z có thể làm tốt công việc của mình. Thậm chí là tốt hơn khi đến văn phòng mỗi ngày. Đó cũng là điều dễ hiểu khi thấy nhiều bạn trẻ vẫn có một nỗi sợ mang tên sáng thứ 2 và ngồi văn phòng làm việc.
Văn phòng công ty đã mở cửa nhưng vì e ngại dịch bệnh, một vài bạn trẻ chủ yếu làm ở nhà, thỉnh thoảng tới quán cà phê làm việc để thay đổi không khí. Không gian làm việc cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu suất công việc, vì điều đó mà mỗi sáng thứ 2, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều "tín đồ" thích lê la cà phê. làm việc từ xa.
Chia sẻ về lựa chọn đến cà phê làm việc, Đỗ Khải cho biết: "Mình đang làm chủ yếu là code, phần mềm và có thể làm việc từ xa mà không nhất thiết đến văn phòng. Mình thích ra quán cà phê nhất để một mình dễ tập trung và không bị phân tán, mình chọn không gian quán cũng yên tĩnh, không quá đông vì dịch bệnh vẫn còn".
Đến quán cà phê để có thể thoải mái giữa lằn ranh làm việc vui chơi và giải trí. Đây cũng là nơi lý tưởng để các Gen Z thấy thoải mái, không phải chịu sự khuôn mẫu gò bó mà được là chính mình, tự do sáng tạo và dễ dàng hoàn thành công việc.
Sau giai đoạn giãn cách xã hội, quán cà phê chính là địa điểm làm việc quen thuộc của các cô cậu sinh viên, nhân viên văn phòng suốt khoảng thời gian dài bị chôn chân tại nhà. Với những quy định về việc ngồi tại quán, check mã QR, giới hạn số khách và cả khoản phí chi trả cho việc ngồi tại cà phê,...Tuy nhiên, các bạn trẻ cho rằng những điều đó không là vấn đề cản trở các bạn đến các quán.
"Mình thường chi trả khoảng 50.000 đến 60.000 đồng cho mỗi lần ghé quán cà phê, ngồi lại vài giờ và sắp xếp, làm việc. Mình thấy mọi người xung quanh tập trung, không gian cũng rộng rãi giúp mình có thêm năng lượng tích cực để bắt đầu tuần làm việc mới" - Phương Trang cho biết.
Nội dung liên quan
Sau giãn cách, mỗi tuần, tần suất đến quán cà phê khoảng 3-4 lần để làm việc. Tâm trạng cũng không còn nhiều lo lắng về vấn đề dịch bệnh nữa bởi đã tiêm đủ hai mũi vaccine, các quán cũng xếp bàn với khoảng cách cần thiết, các bạn trẻ đến quán cũng học cách thích ứng và bảo vệ chính mình khi đến những quán cà phê, địa điểm vui chơi giải trí.
"Từ ngày quán cà phê mở cửa trở lại, mình luôn thường xuyên ngồi cà phê. Một tuần khoảng 3 hoặc 4 lần, có hôm thì làm việc có hôm lại chọn đây là nơi gặp gỡ bạn bạn đồng nghiệp, đối tác. Quán cà phê tạo cho mình cảm giác dễ chịu, không còn bí bách trong không gian hẹp nữa" - Nguyệt Anh (Nhân viên tài chính) chia sẻ.
Sau dịch, lượng khách vẫn chưa đông đúc như trước đây do quy định chỉ được hoạt động 50% công suất. Tuy nhiên, các buổi sáng trong tuần vẫn kín bàn, số lượng giới hạn luôn đủ khách và không khí tại các quán đầu tuần nhộn nhịp dân văn phòng.
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL