Từ vụ Tangmo đến việc lật ca nô: Cần chú ý gì khi tham gia hoạt động trên sông, biển?

Liên tiếp những sự việc thương tâm khiến chúng ta cần nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng an toàn khi tham gia hoạt động trên tàu hay ca nô.

Câu chuyện tai nạn sông nước những ngày qua luôn gây ra những sự xót thương đối với nhiều người. Song, đó là những lời cảnh tỉnh đến với chúng ta về việc trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động trên sông, biển.

Mặc dù nguyên nhân trong các sự việc trên có thể khác nhau nhưng đâu đó cũng có một phần do nạn nhân thiếu cảnh giác trước các quy tắc an toàn.

Nhu cầu về nghỉ dưỡng, vui chơi là cần thiết nhưng dường như nhiều người đang bỏ qua các yếu tố về độ an toàn, khiến những chuyến du lịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả là đánh đổi bằng cả tính mạng. Ngoài việc những người dẫn đầu thực hiện công tác an toàn đối với chúng ta, thì mỗi cá nhân khi tham gia cần tự chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để kịp thời xử lý trong mọi tình huống.

tu vu tangmo den viec lat ca no can chu y gi khi tham gia hoat dong tren song bien - anh 0
Đừng bỏ qua các yếu tố về an toàn bởi chúng ta có thể sẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình

Chuẩn bị gì trước khi tham gia các hoạt động sông, biển?

1. Xem xét các bản tin dự báo thời tiết

Đầu tiên, chúng ta cần nên xem xét các bản tin về dự báo thời tiết để đánh giá xem ngày mình đi có thật sự phù hợp, để tránh được những rủi ro về sự an toàn từ thiên nhiên. Ta cần nên tránh những tháng mưa, bão hay nắng quá gắt vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của chuyến đi, thay vào đó hãy lựa chọn những ngày thời tiết tương đối ổn định để mọi thứ được an toàn.

2. Lựa chọn tàu, thuyền, cano

Lựa chọn tàu, thuyền, ca nô cũng là một phần quan trọng, chúng ta nên tham khảo nhiều nguồn khác nhau, xem xét chúng có đủ các điều kiện an toàn, thậm chí là đánh giá đơn vị tổ chức có đạt những yêu cầu hay không. Đừng vì dịch vụ rẻ hay sự lôi kéo từ người khác mà đánh đổi bản thân trong những chuyến đi, cần nhớ tính mạng bản thân là quan trọng nhất không nên đánh cược.

tu vu tangmo den viec lat ca no can chu y gi khi tham gia hoat dong tren song bien - anh 0
Những bước chuẩn bị cho chuyến đi ban đầu sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn (Nguồn ảnh: nationwide)

3. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết, gọn gàng

Ngoài ra, nên dành thời gian cho việc tham khảo những kỹ năng cần thiết hay sự chuẩn bị cho một chuyến du lịch trên Internet, đừng cho đây là sự thừa thãi khi trong nhiều tình huống chúng hoàn toàn có thể cứu sống được chúng ta. 

Bên cạnh đó, những vật dụng như giấy tờ cần thiết, các đồ dùng thiết yếu cần nên chuẩn bị đầy đủ và gọn gàng nhất có thể. Cũng nên mang theo các loại thuốc hay dụng cụ sơ cứu cần thiết để phòng ngừa những tình huống ngoài ý muốn.

Cần chú ý những quy định gì về an toàn khi lên tàu, ca nô?

1. Trang phục thoải mái

Nên lựa chọn những trang phục thoải mái, dễ hoạt động trước khi lên tàu, ca nô, không nên lựa chọn giày cao gót mà nên chọn giày thấp, tránh được trơn trượt khi trên tàu.

Đặc biệt, về ăn uống thì cần nên có sự cân nhắc, hạn chế sử dụng rượu bia hay chất kích thích để tránh say sóng và những tình huống xấu có thể xảy ra giữa sông hoặc biển.

2. Không chen lấn, xô đẩy

Không chen lấn, xô đẩy khi lên tàu, ca nô, chú ý chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và hướng dẫn từ các nhân viên. Khi ngồi vào vị trí bản thân, hãy chú ý đến những nơi trang bị sẵn áo phao, thuyền cứu hộ… để có thể kịp thời xử lý trong tình huống xấu, nếu được yêu cầu mặc áo phao khi tham gia thì cũng nên nghiêm túc thực hiện theo.

tu vu tangmo den viec lat ca no can chu y gi khi tham gia hoat dong tren song bien - anh 0
Nghiêm túc chấp hành và lắng nghe hướng dẫn về quy định an toàn từ các nhân viên (Nguồn ảnh: NY Times)

3. Lưu ý đến những nhóm nguy cơ 

Cũng nên lưu ý đến những người xung quanh, nhất là những người già và trẻ nhỏ bởi đây là nhóm có nguy cơ cao gặp phải một số vấn đề trong chuyến đi. Việc ta có được sự quan sát nhất định cũng có thể cứu sống được ai đó trong những tình huống khẩn cấp, đôi khi không trực tiếp nhưng sẽ có thể nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

4. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên trên tàu 

Nhân viên trên tàu là những người có đủ kỹ năng ứng phó trong các tình huống liên quan, nhưng ngoài việc tuân thủ và lắng nghe họ, thì ta cũng nên có sự chủ động bảo vệ bản thân mình trước. Trong những tình huống khi ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh, sự ích kỷ của con người có thể được hình thành, nên đừng quá tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ ai.

Trong những trường hợp nguy hiểm trên tàu, làm gì để thoát nạn?

1. Giữ bình tĩnh

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải luôn giữ được bình tĩnh để có thể xử lý tình huống được an toàn và thuận lợi nhất. Nếu là trường hợp lật hay chìm với số lượng người đông, ta cần lắng nghe tín hiệu sơ tán của người hướng dẫn, thực hiện theo họ và không hoảng loạn để tìm ra lối thoát hiểm, tàu cứu hộ gần nhất.

Đối với trường hợp tự ngã xuống nước, nạn nhân chỉ có một mình thì hãy tự trấn an mình và nhanh chóng tìm lối thoát thân. Càng hoảng sợ và la hét thì lượng oxy sẽ nhanh chóng hạn chế và cơ thể ngày càng cạn kiệt. Nếu không biết bơi thì nên đưa ra những tín hiệu cần cứu đến những người xung quanh.

tu vu tangmo den viec lat ca no can chu y gi khi tham gia hoat dong tren song bien - anh 0
Những cách có thể tự cứu chính mình trong những trường hợp khẩn cấp khi bị rơi xuống nước (Nguồn ảnh: vndoc)

2. Ngăn nước vào phổi

Cần biết cách ngăn chặn phổi bị sặc nước hay hạn chế việc nước sẽ vào phổi, nên nhắm mắt ngậm miệng và nín thở ngay sau khi bản thân vừa tiếp nước, việc la hét sẽ khiến nước nhanh chóng tràn vào phổi hơn. Tiếp sau đó hãy thả lỏng cơ thể để cả người được nổi trên mặt nước, từ từ dùng động tác tay chân để tạo ra sự chuyển động nhất định.

3. Hạn chế dứng ở nơi còn hạn chế về rào chắn 

Bên cạnh đó, khi tham gia trên tàu, đi vệ sinh hay ngắm cảnh ở những nơi còn hạn chế về rào chắn an toàn thì nên có cách để giữ thăng bằng, đó là: không đứng tại vị trí đó khi tàu, ca nô chạy nhanh, không được di chuyển trong quá trình tàu, ca nô chạy. Chúng ta cần cân nhắc thời gian, cũng như hỏi ý kiến và xin phép người lái tàu hay nhân viên để có được sự hướng dẫn, thay vì tùy tiện làm mọi thứ theo ý của bản thân, đồng thời báo cho người thân đi cùng về việc bản thân sẽ đi đâu.

Sau những tai nạn "nước": Kỹ năng bơi lội là yếu tố "tự vệ" cần thiết trong cuộc sống!

Từ vụ Tangmo nghi bị hại: Gen Z sẵn sàng kết thúc "tình bạn thân" khi bị nói xấu!

Tận dụng mùa dịch: Gen Z đã biến nỗi sợ thành kỹ năng như thế nào?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ