“Tích cực độc hại” - khi những lời khuyên mang ý nghĩa tích cực chỉ khiến bạn thấy tồi tệ hơn

Trong cuộc sống sự xuất hiện của nhiều sự tích cực cũng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Khi đứng trước những thời điểm khó khăn trong cuộc sống, ta luôn được khuyên rằng phải trở nên vui vẻ và tích cực. Tuy nhiên, nếu một người kìm nén cảm xúc thực sự của họ để trông hạnh phúc, điều đó có thể gây hại, cả về tinh thần và thể chất.

"Hãy nhìn về phía trước", "Bạn phải thật sự mạnh mẽ", "Hãy nhìn vào những mặt tích cực"...là một vài lời nhắn mà ta thường được nghe khi phải đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Cũng dễ hiểu khi mọi người cần phải chăm sóc bản thân và không bị sa lầy vào những điều tiêu cực, nhưng quá nhiều cái gì cũng không tốt. Và quá nhiều sự tích cực, cũng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Mặc dù việc động viên ai đó khi họ đang buồn là một điều hết sức nhân văn, nhưng yêu cầu họ kìm nén cảm xúc của mình, ngay cả khi họ đang cảm thấy tiêu cực và chỉ nhìn vào những khía cạnh tích cực trong mọi tình huống, có thể sẽ có hại hơn là có ích.

Vậy khi nào những lời khuyên tích cực trở nên độc hại? 

Các nhà tâm lý học giải thích khái niệm "Tích cực độc hại" như sau: sự tích cực trở nên độc hại khi ai đó cảm thấy mình cần phải luôn tích cực trong mọi tình huống. Một người "tích cực độc hại" luôn kỳ vọng mọi người phải luôn vui vẻ, sảng khoái, tận hưởng cuộc sống ngay cả khi họ phải đối mặt với những trở ngại lớn hoặc những tổn thương trong cuộc sống.

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Suy nghĩ tích cực là một việc tốt nhưng không đến mức phải kìm nén và phủ nhận cảm xúc thật của chính mình. Khi một người không thừa nhận những trải nghiệm và cảm xúc ở hiện tại và cố gắng tìm kiếm sự tích cực ngay cả trong tình huống tiêu cực nhất thì rất dễ bị phản tác dụng.

Ranh giới giữa sự tích cực và sự tích cực độc hại

Nhiều người vẫn nhận thấy được ranh giới mỏng manh giữa việc trở nên tích cực và khi nào thì sự tích cực đó trở nên độc hại. Tính tích cực nói chung là sự lạc quan và nhìn vào mặt tươi sáng. Khi một người cảm thấy tích cực nghĩa là họ không hoàn toàn "vô cảm" đối với những cảm xúc xấu, mà họ sẽ "linh hoạt" và "lý trí" trong việc đón nhận chúng. Sự tích cực cho phép ta thỉnh thoảng bộc lộ những cảm xúc như buồn bã, tức giận,  những cảm xúc vốn được coi là những cảm xúc tiêu cực.

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Mặc khác, tính "tích cực độc hại' có nghĩa là "luôn luôn" cố gắng trở nên tích cực. Người có quan điểm "tích cực độc hại" phủ nhận các giá trị của những cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, đây là một dạng khác của việc "nạn nhân hóa nạn nhân". Theo nhà tâm lý học Kulkarni tại Mumbai: "Chính những người đang cảm thấy tuyệt vọng, lo âu hay có những suy nghĩ xấu lại nghĩ rằng chính mình là người đáng chịu trách nhiệm. Giống như ta đổ lỗi cho bệnh nhân sốt rét vì bị sốt." 

Dấu hiệu và cách để loại bỏ sự tích cực độc hại

Một trong những dấu hiệu rõ nét của tính tích cực độc hại là việc một người gạt bỏ những cảm xúc thật sự của mình hoặc của người khác. Khi ai đó bị mất việc, một người có lối suy nghĩ "tích cực độc hại" sẽ làm mọi cách để không còn cảm thấy thất vọng. Họ sẽ cố gắng vượt qua mọi cảm xúc một cách nhanh nhất có thể. Họ cũng cố tạo ra một bộ mặt hạnh phúc bằng cách từ chối việc đối mặt với những xúc cảm tiêu cực. 

Một dấu hiệu khác của tính tích cực độc hại được nhìn thấy khi ai đó không ngừng thôi thúc bản thân hoặc người khác nhìn về hướng tích cực, thậm chí khi vừa có một thảm họa xảy ra và tin rằng mọi thứ đã hoàn toàn chấm dứt. 

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Học cách chấp nhận những cảm xúc của hiện tại là cách tốt nhất để bản thân không cảm thấy tiêu cực về sau. Lảng tránh hoặc gạt bỏ hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực có thể khiến những cảm xúc này phát triển hơn nữa và chiếm lấy tâm trí của bạn trong tương lai. Điều này không đồng nghĩa với việc ai đó sẽ phải luôn cảm thấy buồn rầu, tủi thân và lo lắng. Đôi khi ta phải trải qua những cảm giác tồi tệ và chấp nhận chúng để trở nên mạnh mẽ hơn.

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Cân bằng cảm xúc vui - buồn trong các trải nghiệm là một điều vô cùng quan trọng. Cần phải có sự cân bằng giữa việc trải qua niềm vui và nỗi buồn, nếu không người ta có thể trở nên khắc kỷ. Khi một người lúc nào cũng cố tránh xa những cảm giác tiêu cực, người đó sẽ dần trở nên tê liệt trước những trải nghiệm tích cực. Điều này khiến họ không thể thật sự cảm nhận được niềm vui và cái mà họ cố gắng thể hiện chỉ là những xúc cảm giả tạo. 

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Đừng chỉ nhìn vào những thứ tích cực trên mạng xã hội vì có nhiều thứ không giống với thực tế. Mạng xã hội có thể được xem như một nơi "vay mượn" niềm vui và sự tích cực trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng mạng xã hội là một không gian ảo, nơi mà mọi thứ có thể không hoàn toàn chân thật như nhiều người vẫn nhìn thấy. Những thuật toán của các trong mạng xã hội cũng giúp người dùng liên tục xem được những tin tức và hình ảnh vui vẻ nhưng nó cũng có thể làm điều ngược lại. 

tich cuc doc hai khi nhung loi khuyen mang y nghia tich cuc chi khien ban thay toi te hon - anh 0

Sự lo lắng hoặc buồn bã vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống tinh thần của con người qua hàng triệu năm tiến hóa. Nó đã giúp chúng ta bảo toàn năng lượng và tránh xa nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên để những cảm xúc này kéo dài quá lâu. Hãy cố gắng cân bằng những cảm xúc vui buồn mà những trải nghiệm trong cuộc sống mang lại. Việc luôn cố gắng để trở nên tích cực đôi khi chỉ khiến ta suy sụp hơn. 

Những hội chứng tâm lý với cái tên như phim: Peter Pan, Pinocchio... mà bạn có thể mắc phải

Cuộc sống được đo bằng cảm xúc hay đong đếm bởi thời gian?

Thấu hiểu sự phẫn nộ trong bạn để kiểm soát cảm xúc tốt hơn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ