Những hội chứng tâm lý với cái tên như phim: Peter Pan, Pinocchio... mà bạn có thể mắc phải

Các hội chứng (syndrome) đang ngày càng xuất hiện nhiều nhằm phản ánh các triệu chứng về tâm lý hay hiện tượng xã hội. Dưới đây là 9 hội chứng phổ biến nhất.

1. Hội chứng chim xanh (Blue bird Syndrome)

Là hội chứng không hài lòng với hiện tại mà chỉ theo đuổi những lý tưởng mới. Không thích ứng và hài lòng với nơi làm việc và nghĩ rằng bản thân chưa tìm được hạnh phúc. Nhiều nhân viên công sở đang mắc phải hội chứng này, họ tin rằng ở đâu đó và khi nào đó trong tương lai, chắc chắn sẽ có "hạnh phúc" chờ đợi họ.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

Hội chứng này có nguồn gốc từ nhân vật chính trong truyện cổ tích The Blue Bird của tác giả người Bỉ Maurice Maeterlinck.

2. Hội chứng Mood Cela (Mood Cela Syndrome)

Đây là hội chứng luôn coi ký ức là thứ đẹp đẽ và có xu hướng xóa bỏ mọi ký ức xấu, chỉ giữ lại những ký ức đẹp. Hội chứng này bắt nguồn từ nhân vật "Methuselah" xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước. Ông sống đến năm 969 tuổi, luôn hồi tưởng và muốn quay trở lại quá khứ.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

3. Hội chứng cháy sạch (Burnout Syndrome)

Hội chứng này chỉ hiện tượng một người từng tập trung, say mê vào một công việc, một lúc nào đó tất cả năng lượng tinh thần và thể chất đều bị cạn kiệt và trở nên không có sinh khí.

Nếu mắc hội chứng này, bạn sẽ bị suy giảm ý chí và khó có thể cảm nhận được cảm giác thành tựu. Nếu bạn đang nghi ngờ liệu mình có mắc hội chứng này hay không, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi một chút khi làm việc. Bởi vì não có xu hướng né tránh căng thẳng liên tục. Bên cạnh đó, việc xem phim hoặc trò chuyện thẳng thắn cũng giúp khôi phục lại khả năng đồng cảm.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

4. Hội chứng Hamlet (Hamlet Syndrome)

Tên của hội chứng này bắt nguồn từ hoàng tử Hamlet, người đã nói rằng: "Lựa chọn sống hay chết chính là vấn đề". Hội chứng này là hội chứng rối loạn lựa chọn chỉ những người chỉ mải mê đắn đo nên chọn cái gì và nên bỏ cái gì, kết quả là không thể đưa ra lựa chọn. Những người mắc phải hội chứng này than phiền rằng họ cảm thấy đau khổ trong những tình huống phải lựa chọn vượt ra ngoài tiêu chuẩn lo lắng của bản thân.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

5. Hội chứng Smile mask (Smile Mask Syndrome)

Những người mắc hội chứng này thường hay tỏ ra vui vẻ, nở nụ cười nhưng sâu bên trong lại cảm thấy tuyệt vọng và buồn bã. Hội chứng này còn được gọi là chứng "trầm cảm bị che giấu". Người ta thường cố cười bằng mọi giá ngay cả khi buồn và tức giận.

Hội chứng này có thể phát sinh do căng thẳng trong công việc hoặc gia đình. Áp lực khiến họ phải luôn mỉm cười che giấu tâm trạng của mình và triệu chứng này có thể phát triển thành bệnh trầm cảm.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

6. Hội chứng Peter Pan (Peter Pan Syndrome)

Muốn mãi là một đứa trẻ và không muốn bước chân vào xã hội của người lớn dù đã trưởng thành. Những người mắc hội chứng này có xu hướng trốn tránh hiện thực và đắm chìm vào thế giới riêng của mình.Hội chứng này bắt nguồn từ nhân vật Peter Pan, một cậu bé phiêu lưu đến một hòn đảo tưởng tượng trong truyện cổ tích Peter Pan.

Ngoài ra còn có "Hội chứng Wendy" được đặt tên theo nhân vật nữ chính trong truyện Peter Pan. Hội chứng Wendy là một hội chứng mà người mắc phải luôn cố gắng thay người khác chẳng hạn như bạn bè, con cái... đưa ra quyết định, hy sinh bản thân vì họ và cố gắng thỏa mãn bản thân.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

7. Hội chứng Ripley (Ripley Syndrome)

Phủ nhận hiện thực, tin rằng thế giới hư cấu mà mình mơ ước có thật và liên tục nói dối, rồi tin chúng là sự thật.Trong bộ phim truyền hình Miss Ripley của đài MBC chiếu vào năm 2011, diễn viên Lee Da Hae đã bắt đầu nói dối vì tham vọng của bản thân và cuối cùng đã rơi vào vòng luẩn quẩn của những lời nói dối đó và bị mắc phải hội chứng Ripley.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

8. Hội chứng Pinocchio (Pinocchio Syndrome)

Triệu chứng của hội chứng Pinocchio là nấc cụt do bất thường trong hệ thống thần kinh tự chủ khi nói dối. Nhân vật nữ chính (do diễn viên Park Shin Hye đảm nhận) xuất hiện trong bộ phim truyền hình Pinocchio (đài SBS) đã thu hút sự chú ý khi xuất hiện như một nhân vật mắc hội chứng Pinocchio. Trong bộ phim, nếu nữ chính nói dối thì cô ấy sẽ bị nấc cụt và gặp phải những tình huống khó khăn.

Hội chứng Pinocchio là hội chứng thực sự tồn tại nhưng có triệu chứng khác với triệu chứng xuất hiện trong phim truyền hình.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

Năm 1996, Tiến sĩ Michael Titze lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong một luận văn được xuất bản trong Tạp chí Tâm trí và Sức khỏe. Ông gọi các triệu chứng mà bản thân tiếp nhận nụ cười bình thường của người khác như nụ cười mỉa mai hay chế nhạo chính mình là "gelotophobia". Những người mắc phải triệu chứng này cho thấy cơ thể cứng đờ lại khi đối phương cười và nó được gọi là "Hội chứng Pinocchio".

9. Hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome)

Đây là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên bởi các nhà tâm lý học người Mỹ Suzanna Imes và Pauline Rose Clance vào những năm 1970. Hội chứng kẻ mạo danh có triệu chứng sợ hãi một cách mơ hồ rằng “sẽ có ai đó phát hiện ra” và suy nghĩ rằng thành công và danh tiếng của bản thân đều là sự tình cờ hoặc dối trá. Họ chỉ cảm giác rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác “phát hiện” ra mình không tài giỏi đến mức đấy.

nhung hoi chung tam ly voi cai ten nhu phim peter pan pinocchio ma ban co the mac phai - anh 0

Những người mắc hội chứng này tự coi mình là "kẻ lừa đảo ẩn mình trong các chuyên gia". Vì vậy, họ luôn sợ tình huống thất bại trong khi mọi người kỳ vọng cao vào bản thân mình. Một số học giả giải thích rằng hội chứng kẻ mạo danh là bản năng phòng thủ được tạo ra bởi tâm trí để tránh những cú sốc tâm lý có thể ập đến khi rơi vào tình huống tồi tệ nhất.

Mắc phải hội chứng không đáng sợ, có những hội chứng thậm chí còn được coi là biểu hiện tự nhiên và không được coi là một căn bệnh. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức và hiểu rõ về bản thân mình để có thể phát triển bản thân hơn nữa.

"Hội chứng nhân vật chính" của Gen Z trở nên tồi tệ hơn do COVID-19?

Văn hóa hạ cấp: chưa kịp thực hiện đam mê đã phải mang theo tâm lý thất bại

Netizen tràn vào tấn công trọng tài bắt chính trận Việt Nam - UAE: Lại là tâm lý đám đông!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ