Tại sao bố hay chọn cách đóng vai một người xấu để thể hiện yêu thương?

Yêu thương thầm lặng như vậy, bố không sợ chúng con không nhận ra à?

“Con kêu bố lên đây ở là con muốn làm mới cuộc sống cũ của bố chứ không phải bố làm cũ cuộc sống mới của con”, “Sao vậy bố, sao lúc nào ông cũng cằn nhằn hết vậy?”, “Đến bao giờ, bố mới thôi dẹp bỏ lớp tư duy cũ kỹ này?”,... Nghe có vẻ xót xa nhưng đây lại là những câu nói chúng ta thường ngờ vực về bố của mình - người đàn ông đáng kính nhất trên đời. Thử hỏi, tại sao chúng ta luôn luôn trách bố của mình?

Thật ra mà nói, những người bố ít bao giờ được hiểu 

Tôi lớn lên và mang cá tính mạnh mẽ, tư duy độc lập, cứng cỏi của một đứa con trai. Vì tôi là chị cả trong một gia đình sinh toàn con gái, tôi tin bố ảnh hưởng lên tôi rất nhiều. Những năm tôi 18 tuổi, khi tôi có sự nhận thức về cuộc đời bằng cái nhìn của một đứa trẻ mới lớn, thích tìm tòi và khám phá thì dường như những điều bố nói tôi đều thấy không đúng… Năm tôi 18 ông ấy đã ngoài 40. Khoảng cách thế hệ 20 năm giữa tôi và bố đôi lúc làm tôi thấy mình thiếu tình thương của ông. 

Tại sao những ông bố của chúng ta ít bao giờ được hiểu? Nó còn là khoảng cách giữa hai thế hệ mà đó là khoảng cách giữa hai luồng tư duy mới cũ. Chúng ta thường nói với bố mình là họ làm không đúng khi sự đi lên của thời đại làm tư duy của họ bị cũ đi. Nhưng ít có ai hiểu được rằng, nếu như chúng ta thử ngồi xuống suy nghĩ và bao dung hơn một tí, thử đặt bản thân mình là bố thì sẽ như thế nào?

tai sao bo hay chon cach dong vai mot nguoi xau de the hien yeu thuong - anh 0

Nếu như không may mắn như chúng ta bây giờ được sống trong sự no ấm, được học ngôi trường tốt, được đi nước ngoài, được xem YouTube, được lên Facebook để tìm hiểu thông tin, được tiếp cận với thế giới hiện đại. Chúng ta dường quên mất sự thông cảm cho họ. Bởi vì họ không sống trong thời đại của chúng ta.

Khoảng cách giữa sự gia trưởng của thời đó và sự hiện đại của bây giờ cũng là một trở ngại để bố không được con cái thấu hiểu nhiều hơn. Ngày xưa, bố đã từng sống trong sự áp đặt của nhiều định kiến xã hội, được uốn nắn từ những trận đòn roi để làm người chuẩn mực. Vậy thì thử hỏi, tại sao bố không khó khăn và nghiêm khắc? Chúng ta luôn luôn trách bố của mình là rất thô lỗ, rất cộc cằn, rất hung dữ nhưng chúng ta thường quên mất những điều mà họ đã làm cho mình. Tại vì những người đàn ông làm không bao giờ nó mà chỉ yêu thương bằng hành động âm thầm. 

tai sao bo hay chon cach dong vai mot nguoi xau de the hien yeu thuong - anh 0

Yêu thương thầm lặng như vậy, bố không sợ chúng con không nhận ra à? 

Bố yêu thương chúng con một cách thầm lặng như vậy, bố không sợ chúng con không nhận ra à? Khác với mẹ, mẹ thương chúng ta bằng sự dịu dàng và thấu hiểu ta bằng sự bao dung. Nhưng bố thì lại lựa chọn cách thầm lặng dõi theo. 

Menandre đã từng nói rất hay rằng: “Người bố nghiêm khắc nhất tất nặng lời khi khiển trách nhưng vẫn là người bố tốt trong mọi hành động”. Có một người đàn ông thầm lặng, suốt mấy mươi năm cuộc đời vẫn miệt mài làm việc để những đứa con không bao giờ phải nhịn đói hay thiếu ăn. Có một người đàn ông hay nghiêm khắc dạy con “học ăn, học nói, học gói, học mở” rồi dạy con đủ thứ trên đời bằng những lời đôi khi khó nghe, cụt ngủn nhưng hãy hiểu cho ông vì ông không biết cách để thể hiện tình cảm. 

tai sao bo hay chon cach dong vai mot nguoi xau de the hien yeu thuong - anh 0

Những ngày nhập học đầu tiên ở thành phố, bố là người đưa tôi đi và không những bố mà còn rất nhiều ông bố khác cũng đưa con mình đi nhập học. Nỗi lo con mình nhớ nhà, sợ con mình bị cuốn theo guồng quay của cám dỗ, của cái xấu ở thành phố, mắt bố đầy suy tư lo lắng. Đây là lúc bố nhận ra mình đã làm tốt vai trò của một người cha. Vì bố tin rằng những nghiêm khắc khó khăn thường ngày sẽ giúp con tự lớn. Bố không buồn hay bịn rịn, bố thấy mừng vì bố không cần lo cho con nữa.

Bố yêu thương chúng con lặng thầm như vậy, bố không sợ chúng con không nhận ra à? “Không, bố tin rằng trước sau gì các con cũng nhận ra tình thương ấy. Chỉ khi con lớn lên và bước khỏi bố - hay rời bố để đến với gia đình của riêng mình. Chỉ là các con có chấp nhận nó hay không? Phần đó bố không quyết định được”. Với thế giới này, bố đơn giản là một người bố nhưng với một gia đình bố là cả thế giới.

tai sao bo hay chon cach dong vai mot nguoi xau de the hien yeu thuong - anh 0

Càng về sau, chúng ta lại càng thấy mình thương bố nhiều hơn chỉ vì… họ già rồi! 

Một ngày nào đó, khi đã đi gần một phần ba cuộc đời bất giác nhìn thấy mắt bố kém đi, ông hay đau nhức mỗi khi trời trở gió, hay quên vài ba chuyện nhặt tự nhiên mắt ngấn lệ. Đây là lúc chúng ta nhận ra, bố của mình đã già vì quá nửa cuộc đời ông đã sống cho nhà mình, cho con. Bố hay khắt khe vì bố muốn con trở thành người sống nề nếp. Bố hay la mắng vì bố muốn con trưởng thành. Bố hay đóng vai là một người xấu trong mắt của con, một người hay cằn nhằn, nhăn nhó nhưng đâu ai biết được cả cuộc đời ông là những đứa con của mình. Bố dạy con cách sống độc lập. Nhưng tôi biết mình không làm được. Bởi tôi sẽ luôn phụ thuộc vào niềm tin của ông cách sống độc lập.

tai sao bo hay chon cach dong vai mot nguoi xau de the hien yeu thuong - anh 0

“Ngày của bố”, tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự hy sinh thầm lặng đến bố, cảm ơn vì tất cả những gì tốt đẹp nhất bố đã dành cho tôi. Cảm ơn vì những lần được nghe bố dạy bảo trong cái tuổi 20 đầy giông bão. Cảm ơn vì bố đã là bố - người tuyệt vời đáng kính. Sinh - lão - bệnh - tử là quy luật của tạo hóa, ai rồi cũng sẽ mất đi, bố của con rồi cũng thế. Một ngày nào đó tự nhiên các bạn nhìn thấy bố mình già đi, tự nhiên ông yếu đi, lúc đó tự nhiên bạn sẽ thấy thương. Tại vì lúc đó họ không la mắng được mình nữa, lúc đó mình mới bắt đầu thương họ. Đừng để quá muộn!

Có hay không mâu thuẫn giữa Gen "XYZ" trong cùng một gia đình?

Bố mẹ không hiểu con cái hay con cái không muốn tâm sự cùng bố mẹ?

Gen Z - một thế hệ ham muốn tự do: "Kết hôn? Sinh con? Thà sống thử còn hơn!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ