Gen Z - một thế hệ ham muốn tự do: "Kết hôn? Sinh con? Thà sống thử còn hơn!"

Gen Z là thế hệ gồm những người có năm sinh từ năm 1995 đến năm 2009, đây là một thế hệ có những nhận thức và giá trị quan khác so với những thế hệ trước đó. Để khảo sát suy nghĩ của gen Z về việc kết hôn và sinh con ngày nay, cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 31 người, kết quả là 83% trong số họ đánh giá tiêu cực về việc kết hôn.

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con ngày càng cao

Kim Ji-eun (24 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết cô rất đồng cảm với bộ phim Kim Ji-young 1982 - bộ phim kể về một người phụ nữ ngoài 30 tuổi mắc kẹt trong cuộc sống của chính mình, hàng ngày bận tối mặt tối mũi để chăm sóc đứa con gái nhỏ. Cô nói thêm “Tôi nghĩ kể cả bây giờ tôi còn rất trẻ nhưng nếu lấy chồng và sinh con, thì tôi sẽ không khác nhân vật chính trong phim là mấy. Dù gặp được người chồng tốt đến đâu thì khi lấy chồng, người phụ nữ vẫn phải sống cuộc sống của một người mẹ là vừa chăm con vừa làm việc nhà, tôi rất sợ điều đó". 

gen z mot the he ham muon tu do ket hon sinh con tha song thu con hon - anh 0
Trong cuộc khảo sát nhận Gen Z có 89% nữ giới nhận thức tiêu cực về việc có con

Xu hướng né tránh kết hôn và sinh con không phải là việc mới xuất hiện hôm qua mà Gen Z  dù so với bất kỳ thế hệ nào trước đây cũng có thể thấy đang ở mức độ nghiêm trọng. Trong "Khảo sát nhận thức của Thế hệ Z" do Hankook Ilbo thực hiện, 65% trong số người được khảo sát có nhận thức tiêu cực về hôn nhân và 74% nhận thức tiêu cực về việc sinh con. Trong khi đó, thế hệ cha mẹ, tức là thế hệ X trước đó lại thu được kết quả lần lượt là 54% và 52%.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng hiện tượng này đang xuất hiện ở Gen Z - những người mới bắt đầu bước những bước chân đầu tiên vào xã hội. Vì 10 năm sau, khi Gen Z trở thành thế hệ nền tảng của xã hội, thì những thay đổi về cơ cấu dân số sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu xã hội. 

Vậy nguyên nhân Gen Z không muốn kết hôn là gì?

Trong một cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện bởi 31 người thuộc Gen Z với ba nhóm là: học sinh trung học, sinh viên đại học và nhân viên văn phòng cho thấy mức độ nhận thức tiêu cực về hôn nhân và sinh con ngày càng nghiêm trọng hơn. Đối với câu hỏi "Bạn có nghĩ mình phải kết hôn không?" thì 26 người trả lời "Không". Trong 5 người trả lời "Có" thì có 2 người là nhân viên văn phòng và 3 người là học sinh cấp 3. Tất cả 10 sinh viên đại học đều trả lời là "Không". 

gen z mot the he ham muon tu do ket hon sinh con tha song thu con hon - anh 0
Nữ giới cho rằng nguyên nhân chính là do áp lực về chế độ hôn nhân, trong khi nam giới cho biết họ né tránh vì gánh nặng kinh tế

83% người được hỏi đưa ra "đánh giá tiêu cực" về hôn nhân và tỷ lệ này còn cao hơn kết quả của cuộc "Khảo sát nhận thức của Gen Z" là 65%. Trong khi đó, 20 người được hỏi (tức 64%) trả lời rằng họ đồng ý với việc "Sống chung mà không kết hôn". Có vẻ rất nhiều người cảm thấy rằng thay vì hẹn hò rồi tiến tới hôn nhân thì nên việc sống thử và duy trì mối quan hệ.

Có rất nhiều lý do khiến họ lại né tránh kết hôn và ưa chuộng việc sống thử. Nữ giới cho rằng nguyên nhân chính là do áp lực về chế độ hôn nhân, trong khi nam giới cho biết họ né tránh vì gánh nặng kinh tế. Cũng có phân tích chỉ ra rằng điều này phản ánh khuynh hướng của Gen Z. Với Gen Z - thế hệ coi hạnh phúc của bản thân là giá trị quan trọng nhất, họ có một nhận thức mạnh mẽ rằng về cơ bản thì việc kết hôn và sinh con sẽ sớm trở thành việc "hy sinh bản thân" mà thôi. Jo Joon Mo, giáo sư kinh tế tại Đại học Sungkyunkwan phân tích rằng "Kết quả của cuộc khảo sát nhận thức cho thấy việc kết hôn và sinh con không còn bị giới hạn bởi các vấn đề kinh tế". 

Nguyên nhân do đâu mà Gen Z có nhận thức tiêu cực về việc sinh con? 

Không có tự tin làm mẹ

Chế độ hôn nhân được coi là gánh nặng đáng kể đối với Gen Z. Họ lo rằng, một khi đã kết hôn thì theo thói quen của xã hội, hôn nhân sẽ bao gồm nhiều nghĩa vụ khác nhau, chẳng hạn như phải chăm lo cho gia đình của người kia một cách tận tâm như với gia đình của mình, nên nếu quá trình này vượt quá áp lực thì sẽ trở thành một loại xiềng xích ăn mòn cuộc sống. Chị Yoon (23 tuổi, sinh viên Đại học Quốc gia Seoul) cho biết: "Người ta vẫn coi hôn nhân là việc đại sự của gia đình và đại gia đình chứ không phải là một sự kiện giữa hai người kết hôn" và "Chăm lo cho gia đình của mình đã vất vả rồi nên tôi không thích việc phải chăm sóc cả bố mẹ lẫn anh em của đối phương". Cô nói thêm "Nếu chỉ đơn giản là sống chung thì không phải thực hiện những nghĩa vụ như vậy, nên nếu yêu nhau thì sống chung vẫn tốt hơn là kết hôn".

gen z mot the he ham muon tu do ket hon sinh con tha song thu con hon - anh 0
Áp lực kinh tế, việc làm khiến nhiều người Hàn Quốc không dám "mơ" đến việc lập gia đình

Chị Jeong (23 tuổi, giảng viên mĩ thuật ở Busan) cho biết: "Khi tôi nhìn vào cuộc sống của mẹ, tôi không có tự tin để làm vợ hay làm mẹ, vì vậy tôi không muốn kết hôn".

Tình hình kinh tế khó khăn như giá nhà tăng cao từng ngày hay khủng hoảng việc làm cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến thế hệ trẻ chần chừ không kết hôn. Jung Yong Jae (23 tuổi, sinh viên đại học) chia sẻ rằng 'Nếu kết hôn thì vừa phải vay tiền ngân hàng để mua nhà lại vừa phải chăm sóc bố mẹ của cả hai bên, như vậy thực sự rất khó khăn về mặt kinh tế" và "Thay vào đó, chỉ sống chung với nhau thì sẽ không còn gánh nặng này". Anh Hwang (23 tuổi, nhân viên không chính thức) cho biết: "Nếu kết hôn, tôi phải làm việc cả đời để nuôi con, nhưng không biết điều đó có khả thi với hoàn cảnh của tôi hay không".

Cảm giác tội lỗi với con cái

Gen Z không muốn sinh con hơn là kết hôn. Nguyên nhân lớn nhất là nỗi sợ bị gián đoạn sự nghiệp sau khi sinh con. Chị Park (24 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ rằng: "Tôi đã rất vất vả mới xin được việc, nhưng nếu kết hôn và sinh con, tôi sẽ phải nghỉ việc để nuôi dạy con, nhưng tôi sợ rằng cuộc đời của tôi sẽ kết thúc từ đó. Những bạn bè kết hôn sớm xung quanh tôi, hầu hết họ đều hối hận".

gen z mot the he ham muon tu do ket hon sinh con tha song thu con hon - anh 0
"Nếu tôi không thể cho chúng cuộc sống đầy đủ như thế, tôi sẽ thấy rất có lỗi, nên tôi không muốn sinh con" 

Cũng có ý kiến ​​phàn nàn rằng Hàn Quốc là một quốc gia nuôi con rất vất vả

Chị Kim (24 tuổi, sinh viên) chia sẻ: "Chính phủ thì cứ tuyên truyền là nên sinh nhiều con, nhưng chỉ cần nhìn vào việc anh trai tôi không tìm được nhà trẻ để gửi con thì tôi đã nghĩ việc nuôi dạy con cái đúng là địa ngục. Dù tôi có kết hôn thì tôi cũng không hề muốn sinh con". 

Chị Ahn (25 tuổi, nhân viên công ty tài chính) cho biết: "Phải có nhiều tiền thì mới có thể cho con đi học các trường tư và cho chúng đi học trường đại học tốt. Nếu tôi không thể cho chúng cuộc sống đầy đủ như thế, tôi sẽ thấy rất có lỗi, nên tôi không muốn sinh con. Chính phủ đã ban hành một số chính sách nhằm tăng tỷ lệ sinh sản nhưng tôi không đồng ý chút nào. Nếu đất nước có thể trở thành nơi mà chúng tôi có thể đặt niềm tin và giao phó dù chỉ là con cái thì nhận thức về việc sinh con sẽ tự động khác đi thôi". Trên thực tế, 21 trong số 31 người tham gia cuộc phỏng vấn sâu đã đánh giá tiêu cực rằng các chính sách kiểm soát sinh sản của chính phủ không hiệu quả.

Chính phủ không nên tạo áp lực cho giới trẻ bằng cách đưa ra lý thuyết khủng hoảng dân số

Tất nhiên, khó có thể coi hiện tượng né tránh kết hôn và sinh con là đặc điểm chỉ xuất hiện ở Gen Z. Han Ul Jeong, một chuyên gia tại Korea Research chỉ ra rằng "Việc né tránh kết hôn và sinh con có thể nhận thấy trong toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu nhận thức này của thế hệ Z được hiện thực hóa thì chính phủ phải thật cảnh giác vì thảm họa có thể xuất hiện từ góc độ tỷ lệ sinh". 

gen z mot the he ham muon tu do ket hon sinh con tha song thu con hon - anh 0
Đây không chỉ là bài toán giới hạn trong trong một thế hệ

Đây không chỉ là bài toán giới hạn trong trong một thế hệ. Vấn đề là không dễ để tìm ra giải pháp phù hợp khi các đối sách của chính phủ đều vô hiệu. Các chuyên gia chỉ ra rằng tương tự với việc kết hôn và sinh con trở thành lựa chọn thì chính phủ nên chấp nhận các hình thức như sống thử và sống chung không đăng ký kết hôn thay vì chỉ chấp nhận hôn nhân hợp pháp, đồng thời nên điều chỉnh chính sách theo hướng tăng khả năng lựa chọn hôn nhân. 

Nguồn dịch: Hankookilbo

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ

Tags