Gen Z - Thế hệ nhỏ tuổi nhưng chi tiêu "sang chảnh"

Gen Z là những người nhỏ tuổi nhưng lại sở hữu cho mình những sản phẩm đắt tiền đến từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Bạn có tò mò về xu hướng của thế hệ tiêu dùng "sang chảnh" này?

Một học sinh trung học A (17 tuổi) tại Hàn Quốc đã tiết kiệm tiền tiêu vặt và đặt mua sản phẩm Cushion của hãng Chanel trị giá 80,000 won (~gần 1 triệu 700 ngàn đồng) vào tháng trước vì sắp đến sinh nhật của bạn thân cùng lớp. Và cũng rất bình thường khi thấy những người bạn khác mang theo hoặc tặng quà cho nhau những mỹ phẩm hay phụ kiện của thương hiệu nổi tiếng. Học sinh A chia sẻ: "Xu hướng áo phao dài (long padding) đã lỗi thời, còn ví Gucci thì cũng đã từng nổi một thời". Học sinh A và các bạn của mình đang tiêu dùng theo khuynh hướng này và gọi đó là "Học sinh cấp 3 Flex".

"Flex" là từ lóng thịnh hành với Gen Z, nghĩa là "phô trương" hay "khoe khoang". Họ tiêu dùng bằng cách so sánh giá cả và chất lượng thông qua mua sắm trực tuyến, nhưng cũng tích cực hướng đến các thương hiệu cao cấp có thể phô trương bản thân họ. Nhóm người tiêu dùng "nhỏ tuổi nhưng chi tiêu mạnh tay" đang tiến vào thị trường Hàn Quốc.

gen z the he nho tuoi nhung chi tieu sang chanh - anh 0

Công ty tư vấn quản lý toàn cầu Mckinsey & Company đã công bố kết quả so sánh Gen Z và Gen Y (gồm những người sinh vào khoảng những năm 1980~1995) và Gen X (gồm những người sinh vào khoảng những năm 1965~1979) của 6 quốc gia châu Á bao gồm 2576 người Hàn Quốc vào ngày 01/02 vừa qua. Gen Z dự kiến sẽ chiếm 11% dân số Hàn Quốc tính đến năm 2025.

Gen Z của Hàn Quốc chủ yếu là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học, là thế hệ kỹ thuật số tiếp cận điện thoại thông minh từ khi còn nhỏ. Theo khảo sát, 98% Gen Z Hàn Quốc đều sở hữu điện thoại thông minh, trung bình họ sử dụng ¼ ngày để sử dụng điện thoại.

gen z the he nho tuoi nhung chi tieu sang chanh - anh 0

Đặc điểm "flex" của Gen Z Hàn Quốc nổi bật hơn so với Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Úc và Thái Lan. Họ cũng là những người mua sắm năng động nhất trong số 6 loại hình người tiêu dùng được Mckinsey phân loại, tỷ lệ "người nghiện mua sắm" nhạy cảm với các thương hiệu cao cấp chiếm 28%, cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát như Trung Quốc (23%) và Nhật Bản(21%). Gen Z ở những quốc gia còn lại cũng theo đuổi thương hiệu nổi tiếng nhưng lại không tích cực mua sắm nên tỷ lệ "người theo dõi thương hiệu" cao và cũng chiếm đa số.

Một đặc điểm khác của Gen Z Hàn Quốc là "tiêu dùng giá trị''. Gen Z Hàn Quốc có tỷ lệ tiêu dùng đạo đức là 26%. Điều này có nghĩa là có nhiều người phản ứng nhạy cảm với vấn đề giá trị khác nhau như môi trường và lựa chọn các công ty hoặc sản phẩm phù hợp với giá trị quan của họ. Điều này được thể hiện rõ ràng ở việc tẩy tay đồ Nhật và việc ủng hộ phong trào Black Lives Matter ủng hộ người da màu trước đó.

gen z the he nho tuoi nhung chi tieu sang chanh - anh 0
Cushion của hãng Chanel được Gen Z Hàn sử dụng khá nhiều 

Hay một ví dụ gần nhất đó là mức tiêu dùng của Gen Z Hàn Quốc trong Tết tăng mạnh so với trước Tết Nguyên đán 2021. Theo thống kê của kênh mua sắm và giao dịch Bunjang, những sản phẩm mà Gen Z tìm kiếm để tiêu xài tiền mừng tuổi có thể kể đến như: Ví của các hãng nổi tiếng; các hãng áo hoodie, áo phông; thiết bị âm thanh, thiết bị chơi game… Trong đó, top 4 hạng mục có lượng giao dịch tăng nhiều nhất trong kỳ nghỉ Tết của nhóm người tiêu dùng này là: Truyện tranh; xe đạp cổ điển, xe đạp fixie; sản phẩm doll, figure của các nhóm nhạc nam K-pop và ví cỡ vừa, cỡ ngắn cho nam giới.

Có thể thấy Gen Z Hàn Quốc nói riêng và Gen Z toàn cầu nói chung là tầng lớp người tiêu dùng tiềm năng của nền kinh tế hiện đại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện các chiến lược marketing mới để có thể thu hút nhóm đối tượng "độc đáo" này.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ