'Vũ khí ngầm' của các nhãn hàng mang tên Music Marketing

Hằng ngày tiếp xúc với Music marketing, nhưng bạn đã thật sự hiểu hết về nó?

'Vũ khí ngầm' của các nhãn hàng mang tên Music Marketing

Music marketing là gì?

Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 và mạng xã hội, Influencer marketing và Music marketing là hai công cụ tiềm năng để các nhãn hàng tiếp cận người tiêu dùng. Hình thức tiếp thị, quảng cáo bằng âm nhạc (Music marketing) ngày càng trở nên phổ biến và được các thương hiệu sử dụng.

Theo đó, thông qua hình thức này, các nhãn hàng sẽ làm việc với nghệ sĩ, thỏa thuận để đưa ra các điều khoản sao cho hai bên đều cảm thấy hợp lý, lồng ghép các sản phẩm của thương hiệu vào MV/ bài hát của nghệ sĩ (có thể là ca hoặc nhạc sĩ, hoặc cả hai). 

Với mỗi thương hiệu, cách tiếp cận và đưa vào sản phẩm nghệ thuật sẽ khác nhau. Một thời gian dài, Tiki bỗng nổi cộm nhờ tận dụng phương thức tiếp thị này một cách hiệu quả. Thời điểm năm 2018 - 2019, MV nào của ca sĩ cũng có sự xuất hiện của Tiki. Dù rằng nhận phải nhiều ý kiến trái chiều, song Tiki vẫn thành công về mặt branding, được ngày càng nhiều người nhắc đến.

vu khi ngam cua cac nhan hang mang ten music marketing - anh 0
MV mới của Đen Vâu.

Ngược lại, về phía khán giả, họ cũng không còn xa lạ với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm âm nhạc có chứa hình ảnh thương hiệu và quảng cáo sản phẩm. Lâu dần, người xem cũng "mặc định" việc có quảng cáo trong MV/ bài hát là góp phần giúp sản phẩm của nghệ sĩ trở nên tốt hơn. Bởi có tiền đầu tư từ thương hiệu, nghệ sĩ mới dư dả, thoải mái làm sản phẩm.

Có 2 loại hình hợp tác thông thường của nghệ sĩ và thương hiệu: Sponsored (sản phẩm thuộc quyền sở hữu của nghệ sĩ) và branded (sản phẩm thuộc quyền sở hữu của nhãn hàng).

Ở loại đầu tiên, nghệ sĩ là người làm sản phẩm rồi đi ngỏ lời mời nhà tài trợ, hoặc nhãn hàng tự tìm đến để tài trợ cho bài hát/ MV này, đổi lại là một số quyền lợi. Loại còn lại, sản phẩm nghệ thuật đó thuộc quyền sở hữu của thương hiệu. Tức là nhãn đặt hàng để nghệ sĩ làm sản phẩm âm nhạc cho họ, với mong muốn truyền tải thông điệp sản phẩm một cách rõ ràng, đậm nét.

Thông thường, các nghệ sĩ thường chọn loại đầu tiên, bởi việc trả "quyền lợi nhà tài trợ" không ảnh hưởng, can thiệp quá nhiều đến sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật của họ. Còn loại thứ hai thì tác phẩm đó được làm ra dành cho nhãn hàng, tính giải trí, nghệ thuật trong sản phẩm đôi khi bị giảm. Đôi lúc, khán giả còn cảm thấy ngán ngẩm, phàn nàn về các sản phẩm kiểu này.

vu khi ngam cua cac nhan hang mang ten music marketing - anh 0
Tiki từng một thời "thống trị" các MV của ca sĩ.

Làm gì để Music marketing hiệu quả

Việc làm Music marketing sao cho hiệu quả, khéo léo, "vừa lòng" cả nghệ sĩ lẫn khán giả mà vẫn có đủ quyền lợi cho mình là bài toán khó đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là người làm sáng tạo, chịu trách nhiệm nội dung. Bởi khán giả ngày nay vô cùng nhạy, đôi lúc "khó chiều", chỉ cần một phân đoạn nhỏ quảng cáo "lố" trong MV, họ cũng có thể cho sản phẩm đó "ra chuồng gà" trong tức khắc. 

Thực tế, nhiều sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ bị mắc lỗi, đưa hình ảnh quảng cáo quá đà gây phản cảm, khiến nhiều khán giả phản đối. Bởi thế, trong thời gian gần đây, những người làm việc sáng tạo nội dung trong chiến dịch Music marketing đã dần học hỏi, tinh tế hơn trong việc đưa sản phẩm vào tác phẩm nghệ thuật.

Khi làm một chiến dịch tiếp thị bằng âm nhạc, người của nhãn hàng phải nêu rõ điều họ có thể mang đến cho nghệ sĩ và quyền lợi muốn được nhận về. Thông thường, các nhãn hàng thường tài tiền hoặc hiện vật, địa điểm, nhân lực... để nghệ sĩ thực hiện sản phẩm âm nhạc. Đổi lại, người nghệ sĩ sẽ đưa sản phẩm, logo của họ xuất hiện trong dự án âm nhạc của mình.

Nhãn hàng - nghệ sĩ thường là mối quan hệ win-win. Nghĩa là khi thỏa thuận, hai bên đều đồng tình, cảm thấy đáp ứng được đối phương thì sẽ "chốt đơn". Nghệ sĩ càng "có name" thì càng có nhiều nhãn hàng muốn tài trợ, hợp tác.

vu khi ngam cua cac nhan hang mang ten music marketing - anh 0
Màn kết hợp của Soobin và Biti’s Hunter được đánh giá là thành công.

Lâu dần, công thức nhãn hàng + nghệ sĩ sẽ cho ra những sản phẩm hoành tráng hơn, chất lượng hơn. Nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, vì mắc lỗi quảng cáo lố, không truyền tải thông điệp rõ ràng, người nghệ sĩ đi không đúng hướng...

Gần đây nhất, trường hợp Đen Vâu kết hợp cùng Honda làm MV Đi Trong Mùa Hè là minh chứng cho công thức nghệ sĩ + nhãn hàng. Tuy sản phẩm này về mặt viral thì rất nổi, được nhiều người đón nhận nhưng cũng có không ít ý kiến trái chiều, cho rằng nhãn hàng chưa truyền tải rõ ràng thông điệp, và hình ảnh xe xuất hiện quá nhiều trong MV.

Trước đó, dự án Đi Để Trở Về của Soobin Hoàng Sơn kết hợp cùng Biti's Hunter được nhận xét là khá thành công. Bởi Đi Để Trở Về thời điểm đó trở thành "bài hát quốc dân" của những đứa con xa nhà, của những người trẻ thích phượt... được đại đa số đón nhận. Về mặt thương hiệu, Biti's Hunter được nhiều người biết đến và mang lại hiệu quả doanh thu cao.

Như vậy, việc làm Music marketing ngày nay không còn quá xa lạ, các nhãn hàng thường chọn con đường âm nhạc để đưa sản phẩm, thông điệp của mình đến với khán giả gần hơn. Trong các chiến dịch này, nghệ sĩ như là chiếc cầu nối, giúp doanh nghiệp và khán giả trở thành bạn, khách hàng và mật thiết hơn là những người đồng hành.

Gen Z nói về MV của Đen Vâu: 'Hình ảnh đi bão không nên xuất hiện trên MV'

Bài mới của Đen Vâu bị nhận xét là không hay nhưng vẫn top 1 Trending, vì sao vậy?

Đen Vâu và rổ quote trong sản phẩm mới: chơi chữ vẫn khéo nhưng sao nhạt nhòa!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ