#PrideMonth: Giang Ơi cùng những câu chuyện mà người đồng tính chưa bao giờ kể

Cùng lắng nghe tiếng lòng của cộng đồng LGBT thông qua những câu chuyện mà Giang Ơi chia sẻ!

Để kỷ niệm Pride Month - Tháng tự hào LGBT - Vlogger Giang Ơi đã thực hiện một video vô cùng ý nghĩa có tên: “Mình đọc những câu mà người đồng tính chưa kể”. Chia sẻ về lý do thực hiện, Giang Ơi cho biết: “Mình đã làm rất nhiều vlog tương tự về chủ đề này nhưng cảm thấy chưa bao giờ là đủ”, vì theo Giang Ơi, cô may mắn có được một sự ảnh hưởng nhất định trên nền tảng mạng xã hội và cô cần phải làm điều này để giúp truyền tải tiếng nói, câu chuyện của các bạn LGBT đến gần hơn với tất cả mọi người. 

Câu chuyện 1: Khi người yêu cũ là đồng tính nam 

pride month giang oi cung nhung cau chuyen ma nguoi dong tinh chua bao gio ke - anh 0

Chia sẻ về điều này Giang ơi cho biết: “Trong những câu chuyện của người đồng tính, khi họ sinh ra họ chưa xác định được mình là người đồng tính. Trong quá trình đó họ bắt đầu trải nghiệm chuyện yêu đương với nhiều người và họ sẽ đi đến cảm nhận rằng mình thực sự thích giới nào và họ sẽ chọn rời đi khi mối quan hệ hiện tại không còn phù hợp với xu hướng tính dục của họ. Điều đó không sai”. 

Nhưng đứng ở góc độ là một người dị tính trong câu chuyện này, Giang Ơi chia sẻ thêm, những người dị tính bị bỏ lại họ cũng có những cảm nhận và tổn thương riêng. Cô cho rằng khi đã ở trong một mối quan hệ nghiêm túc và đặt trọn tình cảm vào đó thì chúng ta nên hạn chế làm tổn thương nhau và đặt mình vào vị trí của người ở lại để thấu hiểu cho họ hơn. 

Câu chuyện 2: Yêu một Bisexual là không an toàn?

pride month giang oi cung nhung cau chuyen ma nguoi dong tinh chua bao gio ke - anh 0

Chia sẻ về lý do người ta cảm thấy yêu một bisexual không an toàn, Giang cho rằng: “Một người dị tính người ta dễ dàng hiểu một người dị tính khác. Một người đồng tính sẽ dễ dàng hiểu một người đồng tính khác. Nhưng khi một người dị tính yêu một người bisexual thì sẽ rất khó để hiểu nhau, nên rõ ràng những người dị tính sẽ có những định kiến riêng của họ về bisexual trong tình yêu. Tức là họ sẽ lo sợ: 'Thích cả nam lẫn nữ à, sao nhiều thế?', vậy là đối tượng tiềm năng của các bạn bisexual sẽ nhiều hơn là chúng mình?”. 

Tuy nhiên, điều đặc biệt mà Giang Ơi muốn chia sẻ trong câu chuyện này đó là: Người lăng nhăng sẽ không phụ thuộc vào xu hướng tính dục của họ, sự lăng nhăng của một người chỉ xuất phát từ tính cách của họ thôi”. Nên chúng ta cần phân biệt rõ ràng và nhìn nhận một người thông qua tính cách, những gì họ đối xử với chúng ta hơn là chỉ nhìn vào giới tính để đánh giá một người. 

Câu chuyện 3: “Em không thể thắng nổi định kiến của xã hội”

pride month giang oi cung nhung cau chuyen ma nguoi dong tinh chua bao gio ke - anh 0

Chia sẻ về câu chuyện này Giang Ơi cho rằng: “Không phải dễ để chúng ta vượt qua những định kiến của xã hội, đó là một điều rất nặng nề, nó không chỉ xảy ra với xu hướng tính dục mà còn xảy ra với giới tính, với vai trò của một người kể cả trẻ em,... Tuy nhiên, bạn cần phải học cách đối diện với mình trước thì bạn mới có đủ sức mạnh để đương đầu với định kiến xã hội. Nếu nhìn nhận vào bản thân mình mà bạn cảm thấy tự kỳ thị chính giới tính của mình thì bạn khó để mà vượt qua lắm” 

Ai cũng có những điều họ không chấp nhận về bản thân mình nhưng chúng ta cần hiểu rằng mình xứng đáng có cơ hội để trở thành người tốt hơn là một điều mỗi người cần phải làm dù là chúng ta yêu hay ghét bất kỳ điểm nào trên cơ thể mình. 

Câu chuyện 4: “Em come out nhưng mẹ phủ nhận giới tính của em” 

pride month giang oi cung nhung cau chuyen ma nguoi dong tinh chua bao gio ke - anh 0

Chia sẻ về câu chuyện này, Giang Ơi thẳng thắn cho biết: “Có một điều chúng ta cần chấp nhận là khi come out với bố mẹ họ sẽ cảm thấy rất sốc, nhưng đó là điều bình thường”. Đôi khi phụ huynh không phải vì kì thị người đồng tính mà là họ cảm thấy bị sốc, chúng ta cần phải hiểu về sự khác biệt thế hệ: “Mình biết mình nhưng cũng cần phải hiểu cho cha mẹ của mình nữa”. 

Khi đón nhận một thông tin sốc, cha mẹ thường có xu hướng phản đối nhưng không có nghĩa họ sẽ không bao giờ chấp nhận bạn. Và không phải cha mẹ nào cũng biết thương con đúng cách, họ nghĩ chỉ cần cho bạn ăn cơm, nuôi bạn lớn và họ sở hữu đứa con của mình. Nhưng chúng ta cần phải cho cha mẹ thời gian để hiểu những gì mình nói. Sau này khi bạn đã trưởng thành, bạn đủ lớn, đủ lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình trước cha mẹ thì khi đó lời nói của bạn cũng sẽ giá trị hơn và ở một vị thế khác hơn so với 18 tuổi như bây giờ. Lúc đó, cha mẹ chúng ta cũng có đủ thời gian để chấp nhận và hiểu hơn về điều mà chúng ta muốn công bố. 

Đây là một số những câu chuyện nhỏ mà Giang Ơi đã chia sẻ trên video của mình, giúp chúng ta có thêm nhiều góc nhìn, quan điểm mới mẻ về cộng đồng LGBT. Sau cùng, chỉ mong rằng tất cả chúng ta đều được sống trong một xã hội văn minh mà bất kì ai cũng được tôn trọng và sống đúng với con người thật của mình.

Xem trọn vẹn Vlog Giang Ơi tại đây

Pride Month - Tháng tự hào LGBT không chỉ dành riêng cho cộng đồng LGBT mà còn là sự kiện kết nối tất cả những ai đã và đang đồng hành cùng lá cờ lục sắc. Tuyến bài #PrideMonth của mục GenVie sẽ cùng bạn khám phá những góc nhìn, quan điểm và chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng về cộng đồng LGBT. Chúng tôi hy vọng có thể gửi đến tất cả thông điệp: Hãy luôn là chính mình trong mọi khoảnh khắc!

#PrideMonth: Làm sao để trở thành một đồng minh "đúng điệu" của cộng đồng LGBT?

#PrideMonth: Con cái yêu người đồng giới là ích kỷ và có lỗi với cha mẹ?

Trần Đức Bo là "trai thẳng" và sự "cười cợt" của netizen: Ranh giới nào cho việc nói đùa và kỳ thị giới tính?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ