Ồn ào váy áo của Ngọc Trinh: Sao chép là sai trái

Chuyện Ngọc Trinh bị tố sử dụng đồ nhái đang nhận được sự quan tâm của cư dân mạng, đa số ý kiến đều lên án vì hành động trên.

Ngọc Trinh gây xôn xao cộng đồng mạng vì đạo nhái váy. Cụ thể, cô đã diện trang phục tương tự với một trong những mẫu váy của nhà thiết kế Haixi Ren. Ngay sau đó, cô bị chính nhà thiết kế của nhãn hàng này đăng ảnh so sánh bản gốc và bức ảnh Ngọc Trinh chia sẻ kèm lời lẽ bức xúc

Vậy, tại sao nhất thiết phải là "hàng thật"? Liệu đạo nhái có cần bị lên án?

on ao vay ao cua ngoc trinh sao chep la sai trai - anh 0
Ngọc Trinh từng vướng vào nghi vấn sử dụng gương fake khiến cộng đồng mạng tranh cãi một thời

Ranh giới: Vay mượn cảm hứng và đạo nhái

Đạo nhái trong thời trang không phải chuyện mới. Nhưng câu chuyện ồn ào của Ngọc Trinh lại một lần nữa cho thấy vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn bị xem nhẹ. Việc chi tiền không chỉ để sở hữu món hàng mà bản thân yêu thích, đó còn là cách thể hiện tôn trọng tác giả, nhà thiết kế hay người đã làm ra sản phẩm.

on ao vay ao cua ngoc trinh sao chep la sai trai - anh 0
Không chỉ là chất lượng của một mặt hàng, đó còn là công sức của nhà thiết kế

"Ý tưởng lớn gặp nhau" và đạo nhái vốn dĩ là một chủ đề rất nhạy cảm với những người làm về sáng tạo. Bởi sự giống nhau, "na ná" trong thời trang không phải hiếm có. Nhưng, "truyền cảm hứng" và đạo nhái là chuyện khác nhau: Vay mượn cảm hứng là biến nguồn cảm hứng thành sản phẩm mới, còn đạo nhái là bê-nguyên-xi. 

Một trang phục được tạo ra phải mất cả quá trình sáng tạo, tốn nhiều tâm sức để cho ra sản phẩm. Còn người sao chép chỉ "tốn công" thay đổi cho khác bản gốc "một tí" với chi phí mềm hơn. Cho nên mọi sản phẩm của nhà thiết kế cần có được sự tôn trọng.

Trang Forbes từng cho rằng người làm giả thiết kế là một trong những tội phạm lớn nhất thế giới. Chuyện đạo nhái không chỉ ăn cắp tài sản trí tuệ mà còn gây tổn thất về mặt thương mại.

Mua quần áo từ nhà thiết kế nổi tiếng đôi khi là vì chất lượng. Chuyện có một số đồ hiệu khiến người sở hữu trở nên trông giàu có và "giá trị". Giá trị ở đây không chỉ được định hình bởi điều này, mà còn là các vấn đề khác liên quan đến tên tuổi và thương hiệu mà một cá nhân, tổ chức vốn đã gầy dựng trong thời gian dài.

on ao vay ao cua ngoc trinh sao chep la sai trai - anh 0
Lý do các nhà thiết kế luôn đắt hàng là bởi vì họ đến từ những người đã tạo ra một vị trí thích hợp cho riêng mình (Nguồn ảnh: Fabo Nguyen)

Có lẽ vì thế nhiều người thích mặc đồ hiệu nhưng ngại chi tiền. Hoặc, họ muốn gây tranh cãi.

Sao chép là sai trái

Ai cũng muốn thể hiện bản thân nhưng nếu đó là giá trị thật. Còn vì áp lực của bạn bè, làm hài lòng người khác mà lựa chọn hàng nhái để sử dụng. Việc đạo nhái không chỉ ảnh hưởng người mặc, mà stylist liên quan cũng bị gắn mác "làm đồ nhái". 

Dù chuyện đạo nhái đang được xử lý theo chế tài dân sự, nhưng đã là "ăn cắp" còn trưng ra như của riêng thì nằm ở chuyện đạo đức.

on ao vay ao cua ngoc trinh sao chep la sai trai - anh 0
Một món hàng hiệu làm ra là cả một quá trình sáng tạo và lao động đằng sau mức giá đắt đỏ (Nguồn ảnh: Gucci)

Mua hoặc sử dụng một món hàng hiệu không đơn giản chỉ vì chất lượng, đó còn là thành quả của cả một quá trình lao động từ người khác. Nó không hoàn toàn hoang phí khi những nhà thiết kế, sản xuất xứng đáng nhận lại được những lợi nhuận nhất định từ chính công sức của mình.

"Real - Fake": Sản phẩm mua sắm có phải thước đo giá trị con người?

Thương hiệu hay chất liệu? Đâu mới là sự chọn lựa của người trẻ?

"Cuộc chạy đua" phung phí với đồ hiệu và giá trị ảo: Sao không chi tiền "dài hạn" hơn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ