“Open run”: Cảm giác hụt hẫng của người trẻ trên cuộc đua về hàng hiệu

Cơn sốt hàng hiệu được lan rộng khắp Châu Á với xu hướng mua sắm ngày càng tăng cao ở nhiều bạn trẻ, thậm chí còn được xem như một “cuộc đua” ở các cửa hàng.

Thời gian trước đây, đồ hiệu được nhiều người nhận thấy như những mặt hàng đắt đỏ và xa xỉ chỉ được mua bởi giới thượng lưu hoặc những người có điều kiện về kinh tế. Sự thật thì điều này vẫn đúng, bởi lẽ những mặt hàng hiệu dường như không phải sự lựa chọn thích hợp trong mua sắm cho tất cả mọi tầng lớp, nhất là những người chưa ổn định về kinh tế.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
Những hàng dài khách mua sắm trước các cửa hàng khi cuộc sống "bình thường mới"

Tuy nhiên, các bạn trẻ ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác tại Châu Á đang nổi lên xu hướng mua sắm hàng hiệu một cách bất chấp từ nhiều nguyên do khác nhau. Làn sóng này ngày càng trở nên phổ biến cùng cuộc sống hiện đại, thậm chí là sự ra đời của vô số những trào lưu và xu hướng, một trong số đó là thuật ngữ "Open run".

Xu hướng dùng đồ hiệu ngày càng trẻ hóa dần

"Open run" được hiểu như việc các bạn trẻ "chạy" đến những cửa hàng đã mở cửa để tranh thủ mua sắm những mặt hàng đắt đỏ cho bản thân. Điều này được thấy rõ ở thời kỳ sau dịch bệnh là những hàng dài khách mua sắm đợi trước các cửa hàng, mặc dù các món đồ có giá thành khá cao nhưng vẫn liên tục thu hút được một lượng người đến mua sắm.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
Nhu cầu về mua sắm hàng hiệu trở nên tăng cao trong thời kỳ sự ổn định bị suy giảm ở giới trẻ

Xu hướng ngày ngày càng trở nên phát triển cùng với sự gia tăng của các mức giá, nghịch lý có thể thấy là giá càng tăng cao thì nhiều người càng thích thú sở hữu được chúng, nhất là những mặt hàng giới hạn. Theo nghiên cứu thị trường toàn cầu thì trong khi thị trường hàng hiệu giảm 19% vào năm ngoái, doanh số của Hàn Quốc vẫn tăng lên 12,542 tỷ USD, thậm chí đã vượt qua Đức và trở thành thị trường hàng hiệu lớn thứ 7 thế giới trong 2021.

Điều này đến từ nguyên do là thế hệ MZ hiện nay đang có xu hướng tiêu thụ hàng hiệu rất nhiều và đang ngày càng trẻ hóa trong thị trường. Theo Creatrip, tỷ trọng doanh số bán hàng hiệu ở độ tuổi 20-30 tại Lotte Department Store đã tăng đáng kể lên 38,2% vào năm 2018, 41,4% vào năm 2019 và 44,9% vào năm 2020 và vẫn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
"Open run" hiện đã có sự tham gia của nhiều bạn trẻ và có đang xu hướng trẻ hóa dần

Trong một cuộc khảo sát khác thì có 56,4% học sinh trung học phổ thông đã từng mua một món đồ hàng hiệu và số tiền đến từ công việc làm thêm, lì xì cuối năm và cả đến từ phụ huynh. Thậm chí ở những độ tuổi lớn hơn thì xu hướng dựa dẵm vào cho mẹ vẫn tồn tại, số tiền phải chi cho hàng hiệu càng trở nên vô cùng bất ổn ở người trẻ khi vốn nhu cầu của các bạn thường không có giới hạn.

Nguyên nhân dẫn đến tâm lý chuộng đồ hiệu như hiện nay

Với những thanh thiếu niên thì tâm lý muốn được thể hiện bản thân mình rất cao, họ luôn có nhu cầu trong việc khẳng định giá trị bản thân nên hàng hiệu là giải pháp cho điều này. Sự phát triển của truyền thông đại chúng cùng văn hóa Flex đã khiến nhiều người trẻ có xu hướng khoe khoang những điều xa xỉ mà bản thân đang có và trở nên khó chịu khi ai đó sở hữu những món hàng mình không có được.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
Vô số những trào lưu liên quan đến hàng hiệu trên mạng xã hội khiến tâm lý thua kém hình thành

Hàng hiệu dần trở thành thước đo cho giá trị của con người với vô số những chuẩn mực được đặt ra, hàng càng hiếm và càng đắt tiền thì sẽ nâng tầm giá trị bản thân. Sự chú ý của con người dành hết cho việc ai đó sở hữu những mặt hàng đắt đỏ, chỉ cần lướt mạng xã hội ta sẽ không khó để bắt gặp được những clip đập hộp, review đồ hiệu… thu hút rất đông người xem.

Bên cạnh đó thì văn hóa tiêu dùng YOLO cũng xuất hiện trong giới trẻ, tuy lối sống này đã tồn tại từ lâu và mang đến một ý nghĩa tích cực về sự trân trọng cuộc sống, nhưng hiện tại thì nhiều bạn trẻ đang vận dụng sai vào việc tiêu dùng. Họ coi trọng những điều khiến bản thân thấy thỏa mãn thay vì hướng đến sự ổn trong tương lai, mua sắm một cách tùy tiện và thiếu sự tính toán.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
YOLO trong mua sắm trở thành nguyên nhân cho sự gia tăng thị trường hàng hiệu

Cùng với đó là việc theo đuổi những giá trị khác khiến nhiều bạn trẻ trở nên mơ hồ, thậm chí chẳng thể thực hiện được khiến tâm lý chuộng đồ hiệu cũng tăng cao. Việc đầu tư cho tương lai trở thành vấn đề xa xỉ khi cùng với sự nỗ lực của họ thì các vấn đề vật chất khác cũng theo đó mà trở nên gia tăng khiến người trẻ mệt mỏi, vì vậy họ chọn cách tận hưởng ở hiện tại bằng việc mua sắm đồ hiệu.

Gánh nặng tâm lý từ trào lưu "Open run" trong giới trẻ

Việc ta thấy một đám đông được tự do mua sắm trong khi bản thân không thể tiếp tục theo đuổi những món hàng xa xỉ sẽ khiến tâm lý trở nên vô cùng nặng nề. Đó là cảm giác bị bỏ rơi lại phía sau hay tự xa lánh bản thân khi cho rằng mình không cùng đẳng cấp với họ, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, khiến bản thân trở nên tiêu cực.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
Cảm giác bất lực và cô đơn sẽ hình thành khi bản thân không có được món hàng như người khác

Song đó là sự so sánh và hơn thua trong cuộc sống, tuy nhiên đây không phải định hình bằng những giá trị khác mà là về hình thức. Từ đây mà khao khát được sở hữu những món hàng hiệu tăng mạnh khiến bản thân tìm mọi cách để có được chúng, kể cả việc phải chấp nhận đối diện với các vấn đề về thu nhập.

Cách "theo đuổi hạnh phúc" này đang khiến chúng ta lầm tưởng và quên mất thực tế cuộc sống bản thân, ta sẽ phải mất một số tiền lớn để sở hữu đồ hiệu và chấp nhận sự thiếu thốn chỉ vì "tôn sùng" hình thức. Chính điều này đã tạo nên sự mất cân bằng trong chi tiêu, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

open run cam giac hut hang cua nguoi tre tren cuoc dua ve hang hieu - anh 0
Khi sự bất ổn kinh tế xảy ra thì những chứng bệnh về tâm lý cũng sẽ dần được hình thành

Ngoài ra, "Open run" sẽ khiến con người trở nên kiệt quệ khi phải chạy trên một "cuộc đua" không có điểm dừng, giá trị hôm nay với đám đông là thượng đẳng nhưng sau một thời gian nó cũng trở thành những mặt hàng bình thường. Việc cứ đi theo xu hướng đồ hiệu trong khi điều kiện vẫn chưa cho phép sẽ vô tình gia tăng chứng rối loạn lo âu, từ đó hình thành nhiều căn bệnh tâm lý khác.

"Real - Fake": Sản phẩm mua sắm có phải thước đo giá trị con người?

Gen Z mua sắm "YOLO" giữa thời đại "không chắc chắn về tương lai"?

Mua sắm "trả đũa" sau dịch bệnh, Gen Z đang đối mặt với những rủi ro nào?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ