Góc quay xe: Người trẻ dần nhận ra sự "mù quáng" trong việc mua sắm xa xỉ?

Người trẻ dần mệt mỏi khi phải liên tục tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ mua sắm?

Bên cạnh cơn sốt mua sắm hàng hiệu đang nổi lên như một xu hướng trong giới trẻ, thậm chí là hình thành nên những trào lưu khiến vấn đề chi tiêu trở nên bất ổn. Nhiều bạn trẻ đã sớm nhận ra sự "mù quáng" trong thói quen tiêu dùng của mình nên đã bắt đầu có sự thay đổi để hướng đến tính ổn định về kinh tế, kể cả đang dần bắt đầu chống lại việc mua hàng xa xỉ.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Các bạn trẻ đang dần nhận ra sự "mù quáng" của bản thân trong việc mua sắm xa xỉ

Từ "cơn nghiện" mua sắm xa hoa đến đến sự từ bỏ 

Theo tờ VICE thì Atina Sun là một tín đồ nghiện mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, cô cho biết có thời điểm đã dành một giờ mỗi ngày để xem qua Taobao. Hàng tháng, cô đã tiêu hết số tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho và gánh một khoản nợ nhỏ trên dịch vụ tín dụng.

Nhưng chỉ hai năm, Sun nhận thấy mình đã bị tẩy não bởi chủ nghĩa tiêu dùng, cô gỡ Taobao khỏi điện thoại và thực hiện chủ nghĩa tối giản, đăng những lời khuyên đó lên diễn đàn chống chủ nghĩa tiêu dùng.

Chia sẻ trên VICE World News, Sun nói: "Cuối cùng thì tôi đã tỉnh khỏi những cái bẫy gian lận này, tôi muốn tập trung sức lực của mình vào những việc quan trọng hơn, những thứ kiếm tiền cho tôi". Sun là một phần của chiến dịch chống chủ nghĩa tiêu dùng mới ra đời ở Trung Quốc, một tiểu văn hóa đang thu hút nhiều người theo dõi khi họ phản ánh về văn hóa mua sắm mạnh mẽ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Các chiến dịch chống chủ nghĩa tiêu dùng đang nhận được sự ủng hộ từ đông đảo giới trẻ

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tạo ra đủ loại sản phẩm để khai thác sự giàu có của tầng lớp trung lưu và lấp đầy mọi ngóc ngách bằng các quảng cáo cùng chiến dịch tiếp thị. Nhưng một số người như Sun lại quay lưng với sự dồi dào đó, không phải vì sự cần thiết mà là sự lựa chọn cá nhân. Họ tin rằng các lựa chọn mua sắm không giới hạn không mang lại sức mạnh cho người tiêu dùng, mà là bẫy của người lao động vốn đã kiệt sức trong gánh nặng tài chính.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Thị trường sản xuất cùng sự phát triển của công nghệ đang khiến nhu cầu mua sắm tăng cao

Chưa kể đến tính năng phát trực tiếp đã phát triển thành sự kết hợp tối ưu giữa giải trí và mua sắm, các gã khổng lồ công nghệ đang cạnh tranh khốc liệt để thống trị hoạt động mua sắm. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi sự kiện được cho là chỉ diễn ra trong một ngày đã trở thành một cuộc mua sắm xa hoa kéo dài ba tuần. Các trang web thương mại điện tử và các nhà cung cấp riêng lẻ sẽ giảm giá trong thời gian giới hạn và hàng tỷ gói hàng sẽ được vận chuyển đi.

Sự phát triển của chủ nghĩa chống tiêu dùng trong giới trẻ

Những nỗ lực tiếp thị phổ biến đang gây ra một sự phản đối từ người trẻ, khi đối mặt sự bất ổn kinh tế. Có một cộng đồng tên là "Đừng mua, hãy chống lại chủ nghĩa tiêu dùng" có khoảng 300.000 thành viên khuyến khích nhau chống lại xu hướng mua sắm và nhóm "Tiết kiệm tiền điên rồ" với hơn 580.000 thành viên cùng chia sẻ thử thách về chi tiêu thắp.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Các hội nhóm về chi tiêu hợp lý thu hút được sự tham gia và hưởng ứng của nhiều thành viên

Một số thành viên của nhóm nói với VICE World News rằng họ bắt đầu đặt câu hỏi về thói quen mua sắm của mình trong thời kỳ đại dịch, khi họ nhận ra rằng có thể kiếm được tiền mà không có nhiều sản phẩm đã mua, đặc biệt là vào thời điểm kinh tế không chắc chắn.

Một chủ cửa hàng ở Bắc Kinh, cho biết những lo lắng về việc kinh doanh sa sút trong thời kỳ đại dịch đã khiến cô phải cải tổ lại thói quen mua sắm và theo đuổi chủ nghĩa tối giản.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Chống chủ nghĩa tiêu dùng được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tiêu dùng quá mức ở con người

Gong Yu, một phụ nữ 28 tuổi đến từ thành phố Tây Nam, cho biết thu nhập của cô đã giảm sau đại dịch, nên phải cân bằng việc chăm sóc cha mẹ già, trang trải cuộc sống và sức khỏe trong tương lai, thậm chí cô nói rằng có thể sẽ không kết hôn mà cần tiết kiệm nhiều hơn. Cô nói: "Chống chủ nghĩa tiêu dùng được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tiêu dùng quá mức. Thực sự thì cuộc sống của chúng ta không tốt đẹp như đã tưởng tượng. Thu nhập không cao và chi tiêu đang quá nhiều".

Cũng giống như phương Tây đang chuyển sang chủ nghĩa tối giản và phong trào ngôi nhà nhỏ, nhiều người bị thu hút bởi chủ nghĩa chống tiêu dùng một phần do cảm giác suy giảm tính di động xã hội. Điều này cũng là để cố gắng mang lại ý nghĩa cho những gì họ đang làm đối với cuộc sống, bất chấp việc thiếu cơ hội cho sự dịch chuyển xã hội đi lên, sự ác cảm đối với việc mua sắm có thể trở thành một vấn đề đối với kinh tế đất nước.

goc quay xe nguoi tre dan nhan ra su mu quang trong viec mua sam xa xi - anh 0
Chống chủ nghĩa mua sắm cũng đang khiến nền kinh tế của một đất nước đứng trước các thách thức

Hiện tại thì trong các cộng đồng tiết kiệm, một số thành viên dự định tránh xa khu mua sắm xa hoa, những người này đang phải vật lộn giữa những lời mời hấp dẫn và cam kết chống chủ nghĩa tiêu dùng của bản thân. Với nhiều khẩu hiệu khác nhau, các bạn trẻ đang dần có cho mình những cách chi tiêu đúng đắn hơn, ít nhất là không khiến mình phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng thu nhập sau dịch bệnh.

"Real - Fake": Sản phẩm mua sắm có phải thước đo giá trị con người?

Gen Z mua sắm "YOLO" giữa thời đại "không chắc chắn về tương lai"?

Vì sao nhiều bạn trẻ đổ xô mua sắm sau khi cuộc sống "bình thường mới"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ