Gen Z có thể trở thành thế hệ lạc lối chứ không phải là trở thành nhân vật chính.
Bối cảnh COVID-19 khiến chúng ta sống trong bối cảnh mà giao tiếp trực tuyến chiếm phần lớn thời gian. Cũng chính vì vậy mà "hội chứng nhân vật chính" tưởng không có gì đáng lo ngại lại đang có nguy cơ khiến Gen Z trở thành "thế hệ bị đánh mất".
"Ngồi trong một quán cà phê, nhấp vài ngụm rồi gõ gì đó trên laptop. Cố gắng để bản thân trông bận rộn, ý thức ánh nhìn của những người xung quanh và tưởng rằng mọi người thấy bản thân mình trông rất ngầu".
Đó là một biểu hiện của hội chứng được gọi là "Hội chứng nhân vật chính". "Hội chứng nhân vật chính" hay còn được gọi là Main Character Syndrome hay Protagonist Syndrome, là hiện tượng mà những người mắc hội chứng này coi cuộc sống như một bộ phim hoặc một cuốn sách và bản thân họ là nhân vật chính, còn tất cả mọi người hoặc mọi vật đều quay quanh họ.
COVID-19 đã làm xáo trộn một cách tàn nhẫn cuộc sống của những người trẻ tuổi đầy khí thế. Kết quả là, họ bị tổn thất lớn về sức khỏe tinh thần do đã bỏ lỡ nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời như lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ hội... Những sinh viên tốt nghiệp đại học bị ném vào thị trường việc làm hỗn loạn và không ổn định và học sinh thì trải qua căng thẳng và kiệt sức vì tương lai ảm đạm.
Vì vậy, trên các phương tiện truyền thông xã hội như TikTok, có rất nhiều video tự hạ thấp và tự chế giễu bản thân. Chia sẻ hình ảnh thường nhật thông qua màn hình và cảm thấy như mình là nhân vật chính trong đó.
Hội chứng này cũng là hiện tượng tự chế nhạo hiện thực mà ở đó, họ đang trở thành người trưởng thành một cách bất thường. Việc miêu tả mỗi ngày như một sự lãng mạn một cách nghịch lý là một cơ chế đối ứng và thoát khỏi hiện thực khủng khiếp, không chút lãng mạn và không thể kiểm soát.
Vấn đề là họ coi bản thân là "nhân vật chính" và luôn phải được "ưu tiên hàng đầu", còn những người khác thì cùng lắm cũng chỉ là "nhân vật phụ". Họ coi tất cả những điều không tốt xảy ra với bản thân là do sự ngu ngốc hoặc là sự ác ý rõ ràng của những người khác và trở thành "Don Quixote" chiến đấu không ngừng với sự đàn áp đó. Khi người ta bắt đầu nhìn họ như một đồ vật chứ không phải một con người thì ngay cả sự thương cảm và đồng cảm tối thiểu đối với người khác cũng sẽ bị mất.
Vì vậy, nếu không sáng suốt, Gen Z có thể trở thành thế hệ lạc lối(thế hệ bị đánh mất) chứ không phải là trở thành nhân vật chính.
Nguồn: TH&PL