Nghe sinh viên kể chuyện rời Thượng Hải: Chờ đợi hơn 5 giờ đồng hồ, tốn 20 triệu đồng cho 7 ngày cách ly

Khi thế giới gần như làm quen với cuộc sống “bình thường mới” thì tại một số quốc gia vẫn rất gay gắt trong các vấn đề về dịch bệnh.

Rời khỏi thành phố sau chuỗi ngày dài bị phong tỏa, nhiều sinh viên tại Thượng Hải phàn nàn việc bản thân gặp các vấn đề về cơ sở cách ly, chi phí đắt đỏ cho 14 ngày lưu trú và thái độ không chào đón ở quê của họ. Đó là kịch bản chung của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn trước, khi Covid-19 vẫn đang mang đến nhiều nguy cơ.

Trong khi nhiều nước dần thích nghi với cuộc sống trong điều kiện có dịch bệnh, thì tại một số nơi vẫn áp dụng lệnh phong tỏa, giãn cách. Trong đó có thành phố Thượng Hải. Tuy nhiên, gần đây thì chính sách này cũng dần nới lỏng, song đó thì hành trình trở lại quê hương của nhiều người lại chẳng mấy dễ dàng.

Dưới đây là hành trình "về nhà" của hai sinh viên trẻ sau khi Thượng Hải nới lỏng giãn cách:

"Khi tàu bắt đầu di chuyển, nhiều người xung quanh tôi đã khóc"

nghe sinh vien ke chuyen roi thuong hai cho doi hon 5 gio dong ho ton 20 trieu dong cho 7 ngay cach ly - anh 0
Sau thời gian dài thành phố bị phong tỏa, nhiều sinh viên đang lên cho mình các kế hoạch để về quê (Nguồn ảnh: CNN)

Luo Rui (18 tuổi, sinh viên năm nhất tại Đại học Hải dương Thượng Hải) kể lại: Chúng tôi ở trong khuôn viên trường từ cuối tháng hai và ở trong ký túc xá từ giữa tháng ba. Trong hơn 50 ngày, chúng tôi sẽ tự kiểm tra và xét nghiệm mỗi ngày. Là một tình nguyện viên, tôi thường dậy lúc 6 giờ 15 sáng hàng ngày để phát bộ dụng cụ cho sinh viên.

Vào ngày chủ nhật vừa qua, khoảng 1000 sinh viên khởi hành từ khuôn viên từ sáng sớm. Chúng tôi đã rất phấn khích và chụp ảnh không ngừng sau hơn 70 ngày bị "giam cầm".

nghe sinh vien ke chuyen roi thuong hai cho doi hon 5 gio dong ho ton 20 trieu dong cho 7 ngay cach ly - anh 0
Khung cảnh hành khách tại ga Thành Đô, đa phần đều là sinh viên đợi tàu để trở về quê sau giãn cách (Nguồn ảnh: Qu Lei)

Khi tàu bắt đầu di chuyển, nhiều người xung quanh tôi đã khóc. Tôi cũng suýt khóc khi mẹ liên tục gọi điện để kiểm tra tình trạng tàu. Tàu gần như chật cứng, phần lớn hành khách là sinh viên. Tôi mang khẩu trang N95 suốt chuyến đi, khoảng 70% sinh viên xung quanh cũng mặc đồ bảo hộ với kính che mặt.

Chúng tôi đến ga xe lửa Đông Thành Đô vào đêm muộn và đợi đến khoảng 2 giờ sáng để nhận phòng khách sạn cách ly. Họ yêu cầu trả 6.000 NDT (tương đương 20 triệu đồng) cho thời gian cách ly 14 ngày, điều này là không hợp lý, vì kiểm dịch tập trung được yêu cầu chỉ kéo dài trong 7 ngày.

nghe sinh vien ke chuyen roi thuong hai cho doi hon 5 gio dong ho ton 20 trieu dong cho 7 ngay cach ly - anh 0
Sinh viên nhận phòng tại một khách sạn cách ly ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Nguồn ảnh: Zheng Lingling)

Tôi đã có nhiều cảm xúc lẫn lộn khi đàm phán với các nhân viên khách sạn trong hơn 30 phút: lo lắng, bất an, bực bội và tuyệt vọng. Chúng tôi nghĩ rằng cuối cùng sẽ phải ổn định sau khi về đến nhà, nhưng không mong đợi một cuộc tranh luận về phí kiểm dịch.

Bây giờ phí ăn là 295 NDT (tương đương 1 triệu đồng) đã được miễn. Chúng tôi chỉ cần trả 100 NDT (gần 350k) mỗi ngày cho các bữa ăn trong 7 ngày.

"Về nhà là hành trình cực khổ, dù bây giờ tôi cảm thấy yên tâm hơn"

nghe sinh vien ke chuyen roi thuong hai cho doi hon 5 gio dong ho ton 20 trieu dong cho 7 ngay cach ly - anh 0
Chi phí cách ly đắt đỏ, công việc mất ổn định hay sự kỳ thị của người xung quanh khiến nhiều người đắn đo khi trở về

Wen Sen (19 tuổi, sinh viên năm hai tại Đại học Shanghai Jian Qiao) tâm sự: "Ngay khi được thông báo về chính sách vào giữa tháng năm, tôi đã ngay lập tức đăng ký đặt vé. Tôi đã ở trong khuôn viên trường ngay khi trở về sau kỳ nghỉ đông vào ngày 17/2. Tôi đã giảm 20 kg kể từ khi ở trong ký túc xá từ đầu tháng tư, vì các bữa ăn được phân bổ và có ít sự lựa chọn hơn.

Về nhà là một hành trình cực khổ, dù bây giờ tôi cảm thấy yên tâm hơn. Sau khi các chuyến bay tôi đặt đã bị hủy ba lần, tôi đã mua một vé đường sắt cao tốc đến Thành Đô. Chúng tôi khởi hành lúc 2 giờ sáng từ khuôn viên trường vào chủ nhật".

nghe sinh vien ke chuyen roi thuong hai cho doi hon 5 gio dong ho ton 20 trieu dong cho 7 ngay cach ly - anh 0
Sinh viên phải xếp hàng dài để vào ga xe lửa Hongqiao (Nguồn ảnh: Chen Xin)

Khoảng 4 giờ sáng, chúng tôi đến ga xe lửa Hồng Kiều. Sau đó hòa vào một hàng để vào nhà ga, chúng tôi mất một tiếng rưỡi để vào bên trong. Nhà ga đặc biệt đông đúc và không còn ghế trống. Tôi nghĩ rằng khoảng 80% hành khách là sinh viên ngày hôm đó.

Sau 5 giờ chờ đợi, và 12 giờ rưỡi trên tàu, chúng tôi đến ga xe lửa Đông Thành Đô. Chúng tôi đợi thêm bốn giờ ở đó trước khi được chuyển đến khách sạn cách ly, lúc đó là 3 giờ sáng.

Tôi đi ngủ vào khoảng 4 giờ 30 phút sáng vào thứ hai và phải thức dậy lúc 8 giờ sáng, tôi có lớp học cả ngày hôm đó. Tôi rất buồn ngủ và không thể tập trung, cơ thể tôi đau nhức và cảm giác như vừa đi leo núi".

Ngày đi làm lại sau giãn cách: Người ngỡ hôm nay là sau Tết, người thì xém bị sếp quên mặt!

Gen Z lan tỏa năng lượng "thèm ăn" sau khi được nới lỏng giãn cách

Các nước trên thế giới "chìm" trong những đợt phong toả vì Covid-19: Anh lên tới 6 tháng!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ