Khó khăn trong việc học online, hãy cùng nhau cảm thông thay vì trách móc!

Tình hình dịch bệnh có những chuyển biến khó lường, việc học tập cũng gặp nhiều trở ngại nên đôi lúc sẽ xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn nên hãy cùng cảm thông cho nhau.

Mạng xã hội những ngày qua vẫn còn đang xôn xao và xảy ra nhiều cuộc tranh cãi lớn sau sự việc một sinh viên bị đuổi khỏi lớp học khi nhờ giảng viên nhắc lại bài vì nghe không rõ do trời mưa to. Đoạn clip đã được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng, nhiều sinh viên yêu cầu nhà trường phải làm sáng tỏ mọi vấn đề, thậm chí bảy tỏ thái độ tức giận trước cách ứng xử thiếu tinh tế của giảng viên.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Sự việc tại một ngôi trường đại học thu hút sự quan tâm của nhiều người

Tuy nhiên có thể thấy điều này cũng đến từ những khó khăn chung của nhiều người trước vấn đề học tập online, chưa có sự đồng nhất từ phía người đứng lớp và sinh viên. Sự việc là lỗi sai đến từ giảng viên nhưng cách hành xử có phần thiếu văn minh của một bộ phận đông sinh viên cũng không đúng.

Mọi vấn đề đều có hướng giải quyết thay vì công kích nhau

Ai cũng có những cảm xúc khó chịu, đặc biệt là khi liên quan đến những thứ thuộc về phạm vi của sự tôn trọng nhưng ta vẫn còn nhiều phương hướng để có thể giải quyết cùng nhau một cách thật sự thoải mái. Những ngày qua không khó để bắt gặp trên các diễn đàn mạng xã hội rất nhiều những bình luận với lời lẽ tiêu cực dành cho giảng viên hay thậm chí nhiều bạn còn vào fanpage của nhà trường để công kích.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Phía nhà trường cũng đã có những lên tiếng thừa nhận sai sót

Điều này đến từ tâm lý bức xúc của bản thân hay chỉ đơn thuần là mong muốn được trách móc ai đó với những vấn đề mà bản thân chưa hài lòng? Mâu thuẫn vốn rất dễ dàng giải quyết nếu tất cả chịu lắng nghe nhau và lời xin lỗi sẽ có giá trị nếu bản thân ai đó thật sự chịu trách nhiệm với nó. Không có ai sai hoàn toàn trong câu chuyện lần này, càng không có ai đúng trong cách hành xử nhưng có thể thấy cộng đồng mạng đang để mọi thứ đi quá xa.

Sự việc tại ĐH SPKT không phải lần đầu tiên, mà những ngày gần đây đã có hàng loạt những ngôi trường đại học cũng vướng vào những lùm xùm liên quan đến giảng viên và sinh viên. Nhiều người không khỏi bất ngờ bởi chính môi trường giáo dục lại đang xảy ra một số vấn đề về sự lệch lạc đạo đức.

Dường như sự phát triển của mạng xã hội cùng sức mạnh lan tỏa từ nó đang khiến nhiều người lầm tưởng đây là nơi có thể giải quyết được mọi vấn đề.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Nhiều người lầm tưởng mạng xã hội có thể giải quyết được các vấn đề

Trong tất cả sự xung đột và mâu thuẫn thì công kích chính là những quyết định sai lầm bởi nó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó hãy cùng tìm đến những phương hướng khác nhau, nhận thấy khuất mắt của sự việc và lắng nghe nhau nhiều hơn. Tuy nhiên những thứ liên quan đến quyền lợi bản thân hãy vẫn cứ bảo vệ với thái độ tích cực trước những đóng góp từ người khác.

Hãy dành cho nhau sự tôn trọng qua lời nói và hành động

Sự tôn trọng đang dần bị xem nhẹ trước nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện nay, nó không phải điều gì quá lớn lao hay khó thực hiện mà chỉ đơn giản là biết lắng nghe người khác nhiều hơn. Tôn trọng cũng không có nghĩa là phải thuận theo toàn bộ những ý kiến từ người khác mà chính là để những điều này được trung hòa lại với nhau.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Biết lắng nghe nhau nhiều hơn và đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác

Việc dùng những lời lẽ công kích trên mạng xã hội hay cố gắng chỉ trích chỉ vì trước những lỗi lầm không đáng có từ người khác sẽ không khiến giá trị của bản thân được nâng cao lên mà còn chứng minh điều ngược lại trong lối ứng xử thiếu văn minh.

Đặt vấn đề trong những bối cảnh cụ thể, rõ ràng giữa giảng viên và sinh viên đang có những khoảng cách về thế hệ nên hơn hết chính là sự tôn trọng nhất định cho người làm nghề giáo. Đừng dùng câu nói "Trước khi muốn người khác tôn trọng mình thì hãy học cách tôn trọng người khác" để nói về thái độ của nhau, nếu cứ sống trong những quan điểm không có sự nhường nhịn này thì sẽ đến lúc không còn là vấn đề về ý thức, mà sẽ là một thế hệ của sự vô cảm.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Tôn trọng người khác cũng chính là đang tự tôn trọng bản thân mình

Mất đi kết nối, chúng ta cần hơn hết là sự đồng cảm

Dịch Covid-19 đã có những tác động đến hầu hết các vấn đề trong cuộc sống, đây là việc chẳng ai mong muốn nên để có thể tiếp tục duy trì các hoạt động học tập thì online được xem là những giải pháp an toàn. Bên cạnh những tiện lợi mà nó mang lại thì vẫn còn nhiều những vấn đề bất cập xoay quanh, đặc biệt là việc mất đi sự kết nối trực tiếp.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Nhiều giải pháp của lớp học online để đảm bảo việc học tập

Bên cạnh đó, còn là những lần mạng không ổn định, sự trao đổi hoàn toàn gặp nhiều khó khăn, tương tác cũng chỉ được diễn ra thông qua những cuộc hội thoại trên các nền tảng trực tuyến… Hơn hết giảng viên hay sinh viên đều không có được sự giao lưu và nhận thấy được cảm xúc của nhau nên đôi lúc cũng sẽ xảy ra những mâu thuẫn, đây là một điều hết sức bình thường

Vì vậy ngoài những sự tôn trọng dành cho nhau thì mỗi cá nhân cần có sự đồng cảm để thấu hiểu được những hoàn cảnh của nhau, từ đó có thể giúp đỡ và tạo nhiều những điều kiện để việc học tập được diễn ra thuận lợi hơn. Không cần phải quá thấu hiểu về nhau, chỉ cần biết được những khó khăn của các thành viên hay chính giảng viên dạy học để thông cảm cho những bất tiện vô tình diễn ra.

kho khan trong viec hoc online hay cung nhau cam thong thay vi trach moc - anh 0
Sinh viên có những khó khăn thì giảng viên cũng có nhiều trở ngại

Lớp học tại đại học đôi khi chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, có những kiến thức chúng ta cũng không thể nào nhớ hết nhưng chính cách ứng xử hôm nay sẽ trực tiếp phản ánh con người của chúng ta sau này. Hãy học cách trân trọng những gì mà bản thân đang có, nhìn nhận sự việc tích cực và lạc quan để mọi thứ được diễn ra tốt đẹp.

Mạng xã hội đã "bình thường hoá" việc xúc phạm cá nhân?

Điều gì khiến một người thiếu khả năng đồng cảm với người khác?

Quay clip tung lên mạng khi chưa có sự đồng ý: Công khai xâm phạm quyền riêng tư?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ