Gen Z "than trời" vì học online: Tiền điện tăng vèo vèo, ám ảnh group chat, tai nạn quên tắt mic

Học online - hình thức "bất đắc dĩ" mùa dịch này đã khiến sinh viên khổ sở như thế nào?

Trước tình hình dịch Covid-19, lần đầu tiên ngành giáo dục phải dự phòng phương án dạy học từ xa trong 75% thời gian năm học. Sinh viên - những tưởng sẽ là đối tượng "dễ chịu" nhất với cách học online này, nhưng có lẽ chẳng ai lại "yêu" cảm giác ngồi mòn mỏi 4-5 tiết học trước một cái màn hình máy tính. Đã thế còn thiệt thòi đủ thứ!

Cùng lắng nghe trải nghiệm của sinh viên trong mùa học online này. 

"Tiền điện tăng vèo vèo, nguy cơ nợ môn vì... rớt mạng"

Phương Thảo, hiện đang là sinh viên năm 3 ngành Quan hệ Công chúng tại Đại học Văn Lang. Trước đó, cô bạn này từng tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM và ngành Giáo dục Đặc biệt tại Đại học Sư Phạm TP.HCM. Hiện tại, Phương Thảo đảm nhiệm ba vai trò, vừa là sinh viên, giáo viên và trợ giảng Đại học, chính vì thế cô bạn gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy và học online trong mùa dịch này. 

Phương Thảo - hiện đang là sinh viên năm 3 khoa Quan hệ Công chúng tại Đại học Văn Lang, đồng thời là trợ giảng của khoa.

Với vai trò là một sinh viên, Phương Thảo cho biết: "Khó khăn lớn nhất của việc học online là tụi mình sợ kiến thức tiếp thu không đủ. Ngoài ra, còn sợ cả việc không được chủ động chia nhóm học tập và làm việc nhóm qua một phương tiện khác dẫn đến việc kéo dài thời gian và người này không hiểu ý người kia dẫn đến tranh cãi khá nhiều. 

Khó khăn tiếp theo là sợ thầy cô không thể hiểu hết ý mình muốn nói và cá nhân mình cũng không thể bộc lộ được hết khả năng của mình qua cách học online. 

Ngoài ra học online làm mình không biết được mặt giảng viên và bạn bè của mình là ai, nó tạo một cảm giác mất kết nối rất lớn...

gen z than troi vi hoc online tien dien tang veo veo am anh group chat tai nan quen tat mic - anh 0
Học online dẫn đến việc không biết bạn bè, giảng viên của mình là ai, tên gì... 

Ngoài ra tụi mình còn phải chịu rất nhiều bất công khác, như việc phải sử dụng các thiết bị điện tử cho việc học online, rồi wifi, 3G,... làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình mình nữa. Bằng chứng là tiền điện bình thường mình chỉ dùng khoảng 200 - 300.000 đồng/ tháng. Nhưng trong tháng qua nó đã tăng lên gần 500 - 600.000 đồng!

Chưa kể đến vấn đề cáp quang không định dạo gần đây, đôi khi lỡ out ra thì việc vô lại cũng là cả một vấn đề. Hôm nào chạy deadline mà máy tính hỏng thì xác định cả team phải chạy lại. Bài kiểm tra online cũng thế, hệ thống chỉ cho phép làm một lần mà lỡ rớt mạng thoát ra là... đi bụi luôn". 

"Thấy thông báo mail với Zalo là sợ phát khiếp!"

Dương Thái Sang, sinh viên năm 4 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thì kể rằng:

"Lịch học online của mình hiện tại là 7 môn/ 4 buổi mỗi tuần. Lịch học này không quá dày đặc, tương đương các học kỳ học trên trường khác. Tuy lịch học không quá căng thẳng nhưng học online cũng có một số khó khăn nhất định.

Đầu tiên phải kể đến tốc độ của mạng nhà mình. Kế đến là khi học tại nhà, khó tránh khỏi tiếng ồn của gia đình làm ảnh hường đến việc tiếp thu bài giảng. Việc dạy học online có lẽ cũng là một khó khăn của thầy cô vì vậy hầu như các môn đều có bài tập ngày và bài tập tuần để sinh viên củng cố kiến thức. Tuy vậy thì có lúc bài tập cũng quá nhiều khiến mình có hơi căng thẳng.

gen z than troi vi hoc online tien dien tang veo veo am anh group chat tai nan quen tat mic - anh 0
Hằng hà vô số những nhóm chat học tập trên Zalo

Về lợi của việc học online thì khá là ít nhưng không phải không có. Thời gian dậy mỗi buổi sáng có phần trễ hơn vì mình tiết kiệm được khoảng 40p di chuyển đến trường. Tuy nhiên bao nhiêu đó cũng không đủ bù lại những khó khăn mà học online mang lại. "Nhờ" học online mà bây giờ mình thấy thông báo mail với Zalo là sợ phát khiếp!

Chính vì vậy mình rất mong muốn tình hình dịch bệnh có thể chuyển biến tốt và nhanh hơn để chúng mình có thể quay lại trường học. Mình nhớ trường lắm rồi!" 

"Quên tắt mic và cái kết!"

Tương tự, Kiều Anh - sinh viên năm cuối của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng có những chia sẻ sau:

"Vì năm nay là năm cuối và do học online nên mình còn khoảng 5 môn. Lịch học cũng không quá dày nhưng thường bắt đầu tiết khá sớm 7h sáng. Do dịch nên việc sắp xếp lại giờ giấc cũng là một điều đáng lo ngại với mình, mình phải tập ngủ sớm và thức đúng giờ để tham gia vào tiết học.

Thật ra mình cũng chưa thật sự quen với việc học online và thi online nhất là kỳ học cuối này. Nói thật mình sợ học online vì nó khá bất cập và việc ngồi trước màn hình máy tính lâu rất chán và không tập trung, tiếp thu nhiều hay có sự tranh luận giao tiếp thoải mái như học offline. 

Học online linh hoạt về thời gian và không phải di chuyển xa nhưng thấy ngán học online lắm. Giờ mình còn có vấn đề với lap, mình khá khó khăn trong việc tìm thiết bị để học. Chưa kể nha, mình còn hay quên tắt mic là đúng kiểu cả lớp tag mình vào kêu tắt, lúc đó quê dữ lắm!

gen z than troi vi hoc online tien dien tang veo veo am anh group chat tai nan quen tat mic - anh 0
Kiều Anh và sự cố quên tắt mic liên hồi...

Mình vẫn thích học offline hơn dù có khi cũng 'cúp' nhưng học offline sẽ thuận tiện hơn trong việc trao đổi, hay đưa ra quan điểm ý kiến. Mình cũng không sợ bị mất kết nối khi đang học, hay gửi mail bài tập mà giảng viên không nhận được, học offline tránh rủi ro hơn. Điều mình mong muốn nhất hiện tại là Sài Gòn sớm trở lại, trường học lại mở cửa, nhóm mình sẽ được đi thực tập thực tế và cùng nhau vượt qua những ngày sinh viên tại Nhân Văn"

Top những chiếc background và filter "chất chơi" của Gen Z khi học online

Bước vào năm học mới, Gen Z cần chuẩn bị gì để học online hiệu quả?

Trước năm học online: Group chat "mọc lên như nấm", đồng phục "đối phó",... rồi sao nữa?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ