Khi áp lực học tập của con trẻ hóa thành nỗi hận thù!

Áp lực học tập dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ, những đứa trẻ này đáng thương hay đáng trách?

Sáng nay, đã có một vụ án gây xôn xao dư luận về việc nam sinh lớp 12 nghi án sát hại mẹ rồi dùng dao tự tử khi vừa thi tốt nghiệp THPT 2021. Được biết mẹ của cậu là giáo viên, những ngày vừa qua, giữa cô và con trai của mình đã xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Theo nhiều dự đoán, có thể do quá áp lực học tập, thi cử từ ba mẹ của mình nên cậu bạn đã hành xử thiếu kiểm soát. 

Nhưng khoan đã… hình như tác hại của áp lực học tập, thi cử đã không còn dừng lại ở căn bệnh trầm cảm, điên loạn, tự sát hại chính bản thân mình nữa mà giờ đây nó đã mang một hình thái mới: Hại mình và hại luôn cả người sinh ra mình!

khi ap luc hoc tap cua con tre hoa thanh noi han thu - anh 0

Vậy thì đáng thương hay đáng trách? 

Sẽ không có ranh giới nào cụ thể cho câu chuyện muôn thuở này. Việc học sinh ngày nay luôn phải áp lực học hành thi cử dẫn đến nghĩ quẩn đã không còn là câu chuyện mới mẻ. Thậm chí, sự việc đã giơ cao lá cờ báo động từ rất lâu, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, cái thời mà việc học luôn được đặt lên hàng đầu trong suy nghĩ của các vị phụ huynh: "Chỉ có việc học mới giúp con đổi đời và có cuộc sống khác, ít nhất là tốt hơn ba mẹ". 

Không chỉ học trên lớp rồi thôi, hầu hết những đứa trẻ thời đại 4.0 đều phải "học thêm, học bớt" từ lớp này sang lớp nọ. Mọi thứ không còn cô đọng giữa 2 luồng di chuyển từ nhà tới trường và từ trường về nhà, mà là những nhánh rẽ sang các lớp học phụ đạo, học thêm… đủ thứ đến tận khuya.

Nếu nói không quá lời thì thanh xuân của bọn học sinh bây giờ chỉ chôn vùi vào việc học, toàn thời gian chỉ dành cho việc học trừ lúc ngủ. 

khi ap luc hoc tap cua con tre hoa thanh noi han thu - anh 0

Ở thời đại này, điểm số không phải là quy chuẩn duy nhất mà các bạn trẻ phải để tâm vì điểm cao chưa đủ để đảm bảo một tương lai tươi sáng, hay thậm chí gần hơn, là "vị trí" của con trong môi trường học. Học sinh 4.0 là phải thông thạo ngoại ngữ, phải thể hiện được sự năng động, tự chủ trong học tập, phải cập nhật công nghệ mới, và thậm chí phải cả hát hay, nhảy đẹp, chơi thể thao giỏi.

Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề, áp lực học tập thì thời nào cũng có, nhà nào cũng chịu và tùy từng hoàn cảnh mà nỗi áp lực sẽ có mức độ khác nhau. Có người khi nhìn vào sự việc sẽ trách cậu bạn này tại sao lại hành động thiếu suy nghĩ như vậy, cũng chỉ là áp lực học tập thôi mà. Đúng thật, cậu bạn này có thể đã quá thiếu suy nghĩ, nhưng cậu đã thiếu suy nghĩ trong một nỗi áp lực khắc nghiệt… khi có phụ huynh làm giáo viên, thì đôi khi đó cũng chỉ là một giọt nước tràn ly.

khi ap luc hoc tap cua con tre hoa thanh noi han thu - anh 0

Làm con của giáo viên, áp lực học tập là rất lớn! 

Làm con của giáo viên, luôn phải cố gắng chăm chỉ học tập vì lỡ có bị điểm kém, học kém thì các bạn cười chê "con giáo viên được bố mẹ dạy học hằng ngày sao lại học kém vậy". Ngược lại, nếu được điểm cao, các bạn sẽ bảo vì là con giáo viên nên thường được "ưu tiên" hoặc "nhờ cho biết đề trước". Những đứa con này không chỉ gánh trên vai áp lực của sự hoàn hảo mà còn là sự không chấp nhận năng lực từ bạn bè xung quanh. 

Hơn nữa, làm con của giáo viên, nếu may mắn thì gặp bố mẹ tâm lý hơn người và ngược lại sẽ là kiểu bố mẹ đặt thành tích, điểm số lên hàng đầu, ép đứa con đến điên loạn. Có thể nói, áp lực học tập khi có bố mẹ làm giáo viên không còn dừng lại ở kỳ vọng đơn thuần mà buộc phải là những gì tốt nhất, giỏi nhất, hoàn thiện nhất thì mới xứng đáng làm con của một giáo viên. 

khi ap luc hoc tap cua con tre hoa thanh noi han thu - anh 0

Những đứa trẻ đã phải này sống dưới vỏ bọc hoàn hảo vì bố mẹ và dần dần tích tụ sự thù hận trong người. Chúng không thể chia sẻ điều đó với ai, đặc biệt là ba mẹ và gia đình lại càng không vì chính gia đình đã là nguồn cơn của sự áp lực và thù hận. 

Khi áp lực biến thành thù hận, câu chuyện đã rẽ sang một bi kịch khác

Chúng ta đã không còn xa lạ gì với những câu chuyện như là "ngày càng có nhiều học sinh trầm cảm vì áp lực học tập" với những tỉ lệ % khó kiểm soát, theo đó là sự chứng kiến đau lòng về những cái chết thương tâm hay từ một cô cậu lém lỉnh, hoạt bát trở nên thu mình, ngại giao tiếp, tự ti,… do những áp lực lớn từ học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ gây ra.

Việc tạo áp lực không lành mạnh bắt nguồn từ nhu cầu, mong muốn của ba mẹ buộc con làm những gì mà họ kỳ vọng. Muốn con có thể đỗ vào các trường đại học danh giá, hàng đầu để sau này ra trường có công việc ổn định lương cao. Đó là kịch bản hoàn hảo mà mọi bố mẹ đều vẽ ra cho con cái, và dĩ nhiên đó cũng chỉ là ước muốn của bố mẹ chứ chưa chắc đó là kỳ vọng của chính những đứa con. 

khi ap luc hoc tap cua con tre hoa thanh noi han thu - anh 0

Các nhà nghiên cứu trên Thế Giới chỉ ra rằng những đứa con khi bị bố mẹ áp đặt quá nhiều áp lực từ những việc quản lý quá mức khiến chúng có khả năng cao mắc chứng trầm cảm, giảm tính tự chủ, có biểu hiện không thích cuộc sống này và sẵn sàng buông bỏ mọi thử. Tác hại đỉnh điểm của nó có thể là câu chuyện đau lòng được đề cập trong bài viết này. 

Tâm lý của bố mẹ luôn muốn con có một cuộc sống tốt đẹp, và luôn nói với con "bố mẹ làm tất cả là vì con". Khi ước mơ của bố mẹ luôn muốn con mình thực hiện, dù không thành thì cũng ép để thành. Nhưng bố mẹ có biết rằng khi con thực hiện hóa ước mơ thì đó lại là những áp lực học tập và áp lực sống nặng nề cho độ tuổi mới lớn như vậy?

Người lớn hay nói: "Con nít chỉ có ăn với học mà áp lực cái gì?"

Ba mẹ chọn trường là "muốn tốt cho con" hay sự áp đặt lên người trẻ?

Bố mẹ không hiểu con cái hay con cái không muốn tâm sự cùng bố mẹ?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ