Hội những người ghét cha mẹ: Những tài khoản ẩn danh "bị tổn thương" hay cổ vũ duy trì bạo lực?

Đôi khi chính những ám ảnh tuổi thơ với những điều tiêu cực sẽ góp phần hình thành nên nhân cách của một con người với những điều tệ hại.

Gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhóm "hội những người ghét cha mẹ" gây ra nhiều tranh cãi xoay quanh, đa phần cư dân mạng bày tỏ thái độ bức xúc với những hành vi được cho là có phần thiếu đạo đức. Nhưng đâu đó lại là các câu chuyện về những đứa trẻ đã từng tổn thương rất nhiều về mặt tâm lý lẫn thể xác.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện những nhóm như thế này, thậm chí đó không dừng lại ở việc bày tỏ cảm xúc giữa các thế hệ mà nó đã trở thành nơi cho những trò đùa ác ý, những hành vi lệch lạc với các chuẩn mực. Điều đáng nói là người ta chỉ tập chung công kích, chửi bới nhau nhưng lại chẳng ai quan tâm đến nguyên nhân của những vấn đề này.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0

Gia đình là cái nôi cho nhân cách con người

Chúng ta luôn cho rằng xã hội chính là nguyên nhân trực tiếp cho những hành vi không đúng đắn nhưng lại quên mất đa số những người trưởng thành đều có khoảng thời gian thơ ấu gắn liền với gia đình. Và đây lại là giai đoạn chúng bắt đầu hình thành thứ gọi là những thói quen của bản thân, để từ đó dần tạo nên tính cách.

Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ để con người lần đầu tiên có dịp được rèn luyện về đạo đức, hành vi và lối ứng xử theo đúng chuẩn mực. Khi bắt đầu phát triển được khả năng quan sát, trẻ em thường bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và thích được bắt chước. Do vậy, chính nơi đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ và đầu tiên lên nhân cách của con người.  

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0
hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0
Câu chuyện về những tổn thương của các bạn trẻ

Vì lý do này, chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho những hành vi của người trẻ với những cảm xúc tiêu cực trên các hội nhóm vì chính bản thân họ cũng đã trải qua những điều rất đau thương trong thời gian ấu thơ. Chính những tác động từ gia đình với những hành vi không đúng dẫn đến quá trình "méo mó" của nhân cách, để rồi họ dùng chính những lời lẽ nặng nề trên mạng xã hội để che giấu đi nỗi đau bên trong.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0

Vì vậy, với những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn hay không tuân thủ theo những nề nếp, văn hóa ứng xử thì sẽ có những tác động rất sâu đến tâm lý. Chúng hoàn toàn chưa có những điều kiện để tiếp xúc với xã hội và rồi đến lúc buộc phải sống trong môi thường với những người hoàn toàn khác nhau thì tính cách tiêu cực này lại bộc lộ rất rõ rệt.

Khi gia đình trở thành nơi bạo lực và nhiều tổn thương

Gia đình từ lâu là điều rất thiêng liêng, luôn yêu thương và chăm sóc lẫn nhau, nhưng thực trạng đáng buồn hiện nay, nơi đây lại trở thành mầm mống cho những tổn thương sâu sắc về tâm lý của con người. Phụ huynh đã luôn mặc định việc thương con là phải răn dạy, đôi khi những cảm xúc nhất thời hay hành động theo bản năng lại chính là những ám ảnh và sự tác động mạnh mẽ đến tâm lý sau này.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0

Hoàn cảnh gia đình đôi khi là thứ mà ta chẳng thể nào lựa chọn được nhưng đây là nơi cốt lõi hình thành tính cách con người. Ví như, một đứa trẻ sinh ra trong gia đình nề nếp sẽ có được sự giáo dục tử tế ngay từ bé, còn với những đứa trẻ sinh ra trong những câu văng tục chửi thể, những lần đánh nhau hay trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình thì chắc chắn chúng sẽ có lối hành xử thô bạo, thiếu kỷ luật và vô đạo đức.

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh những ảnh hưởng tâm lý như: bạo hành, cưỡng hiếp, ba mẹ ly dị, sự phân biệt… nhưng chung quy chúng sẽ tạo nên những vết sẹo khó lành trong tâm hồn của những đứa trẻ, để rồi khi có được điều kiện chúng sẽ dùng chính sự tổn thương đó gây ra những hành vi không đúng đắn.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0

Sự việc trên, chỉ là một trong số rất ít những câu chuyện về sự tổn thương tâm lý, trên thực tế việc trải qua những điều tồi tệ như vậy sẽ khiến con người khó có thể hòa nhập với cuộc sống, luôn mang trong mình tư tưởng bạo lực và cho mình quyền được làm tổn thương người khác. Nếu ta nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và tìm hiểu về những nguyên nhân sâu xa ở những sự việc này ta sẽ thấy, kẻ gây ra "tội lỗi" cũng đã từng là "nạn nhân".

Cần lên án việc dùng mạng xã hội để duy trì bạo lực

Cùng với sự phát triển của internet, đặc biệt là tính ẩn danh từ mạng xã hội, nhiều bạn trẻ lợi dụng việc này để có những phát ngôn hết sức tiêu cực, dùng lời lẽ xúc phạm nhau để giải tỏa cảm xúc nhất thời của bản thân hay chỉ để mua vui. Các vấn đề mang tính tranh cãi cũng nhanh chóng được lan truyền khắp nơi, nhiều người dùng chính những bức xúc của bản thân để bày tỏ những quan điểm có phần thiếu tích cực.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0
Đa số các bình luận đều từ những từ tài khoản ẩn danh

Chính những sự dồn nén về cảm xúc của tất cả những cá nhân dùng mạng xã hội đã tạo điều kiện cho việc duy trì bạo lực thông qua ngôn từ. Họ có thể bình tĩnh đến mức thoải mái nói về đấng sinh thành của mình với những điều xấu xí và vô đạo đức, họ cũng ngang nhiên công kích một cá nhân với những lời lẽ tục tĩu, thiếu văn hóa.

Tất cả những vấn đề này rất đáng để lên án, vì nó chưa bao giờ là đúng với bất kể thời điểm hay không gian nào bởi lẽ nó không đơn thuần là trận chiến có thắng hay thua, mà là sự lệch lạc tiềm ẩn của cả một thế hệ. Đó không còn đơn thuần là câu chuyện về ý thức của người trẻ mà là lối suy nghĩ và hành vi "tiến hóa ngược" đi trái với luân thường đạo lý.

hoi nhung nguoi ghet cha me nhung tai khoan an danh bi ton thuong hay co vu duy tri bao luc - anh 0

Đừng dùng những đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình, những nỗi ấm ức của bản thân đã chịu đựng để mang lên không gian mạng vì trên thực tế không ai có thể hiểu và chia sẻ cùng với bạn. Có chăng cũng chỉ là sự thương hại hay những lời công kích cho những hành vi lệch chuẩn. Thay vào đó hãy dùng chính sự nỗ lực của bản thân để tìm đến sự thay đổi, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Có hay không mâu thuẫn giữa Gen "XYZ" trong cùng một gia đình?

Vượt qua khủng hoảng tuổi đôi mươi, vào đại học - dấu mốc 1/4 cuộc đời

Gen Z khi làm cha mẹ thời Covid-19: "Tôi sẽ không giữ khư khư con mình trong chiếc hộp"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ