Trẻ nhỏ theo bản năng sẽ biến tổn thương chúng nhận được thành sự chán ghét đối với bản thân.
Một sự thật được làm rõ rằng, thời thơ ấu những đứa trẻ sinh ra đều hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Bởi vì một đứa trẻ sơ sinh thì không có đủ sức mạnh, trí thông minh để chiến đấu hay phàn nàn hoặc tranh luận để bảo vệ bản thân của mình.
Sự sống sót của chúng chỉ phụ thuộc vào khả năng nhìn lên từ cũi với đôi mắt ngây thơ và mong rằng cha mẹ sẽ vỗ về chúng. Chính sức mạnh thu hút tình yêu đến từ cha mẹ của chúng khiến chúng được đảm bảo về ăn, mặc và bảo vệ.
Để đổi lấy sự nuôi dưỡng này, trẻ nhỏ sẵn sàng dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc sự ngưỡng mộ vô điều kiện. Chúng tự nhiên dành sự yêu mến đối với những người chăm sóc chúng mỗi ngày. Chúng ngưỡng mộ trước những người khổng lồ biết bật máy giặt và đá bóng qua cây.
Nhưng nếu tình yêu thời thơ ấu bị hạn chế, thì quá trình trưởng thành sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Có những thời thơ ấu, vì nhiều lý do, cha mẹ không làm tốt vai trò của mình. Họ để mặc đứa trẻ để quát mắng, họ hét vào mặt nhau, có thể có cả bạo lực và cuồng loạn, tuyệt vọng và kinh hoàng.
Theo bản năng, một đứa trẻ vẫn biết nó đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng, nếu tình hình không được khắc phục bằng cách nào đó, trong tình trạng cực đoan, nó có thể bị bỏ rơi.
Tại thời điểm này, đứa trẻ bắt đầu cố gắng hơn rất nhiều. Nó tăng gấp đôi nỗ lực của mình để trở nên tốt, để làm những gì có thể được mong đợi về nó, để mỉm cười và tự đào tạo bản thân. Để giải thích cho sự thờ ơ của cha mẹ, đứa trẻ tự hỏi và tìm kiếm câu trả lời từ chính bản thân rằng nó đã làm sai điều gì.
Do đó, trẻ nhỏ tự nhiên biến tổn thương chúng nhận được thành sự chán ghét bản thân. Chúng tự hỏi: "Mình đã làm gì để cha mẹ phật lòng?" thay vì đúng ra nên là "Tại sao cha mẹ lại không quan tâm đến mình?". Đứa trẻ ghét bản thân mình thay vì nghi ngờ những người lẽ ra nên bảo vệ chúng, mặc cảm lên bản thân thay vì tức giận lên người lớn. Về mặt cảm giác, đứa trẻ thấy đó giống như một lựa chọn an toàn hơn.
Sau đó, một vòng xoáy luẩn quẩn của lòng căm thù bản thân bắt đầu. Đứa trẻ đang lớn không được yêu thương luôn thắc mắc về lỗi lầm của chúng. Cha mẹ của chúng có thể nghiện rượu, tự ái, bạo dâm hoặc trầm cảm; họ có thể không bao giờ nấu một bữa ăn thích hợp hoặc la hét dữ dội từ phòng ngủ của họ. Nhưng thật ra vấn đề không hẳn nằm ở những điều trên.
Bởi lẽ đối với một đứa trẻ, cha mẹ được hình dung qua những ấn tượng cơ bản nhất. Để đáp trả cho sự thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ, hẳn rằng đứa trẻ sẽ trở thành một đứa tồi tệ, ngờ nghệch, xấu tính, ích kỷ, chậm chạp, gắt gỏng và nông cạn.
Sự giải thoát đợi chờ chúng ta sau cánh cửa khi ta dám tiếp cận một suy nghĩ hết sức viển vông: rằng lòng căm thù bản thân của chúng ta hoàn toàn không phải là điều hiển nhiên với bất cứ ai, nó chỉ là cảm xúc tạo nên bởi những thiếu thốn tình cảm thuở bé và rằng ta không phải tôn kính hay ngưỡng mộ những người đã từ chối yêu thương ta.
Chúng ta giờ ở trong một vị trí có thể hiểu rõ, thắc mắc và tiếc nuối cho những gì thời thơ ấu đã không nhận được. Cuối cùng, chúng ta không nên chán ghét bản thân vì cho đến bây giờ, ta cũng sẽ không thể tìm được lý do giải thích cho việc tại sao bản thân đã không thể khiến người lớn yêu thương ta như cách mà họ đáng lẽ ra nên làm từ ban đầu.
Nguồn: TH&PL