Điều gì khiến những đứa con không muốn tâm sự cùng bố mẹ nữa?

Hạnh phúc đơn giản là có nhà để về và có bố mẹ ở đó chờ ta mỗi khi tan ca. Tuyệt vời hơn nếu được họ lắng nghe, an ủi và vỗ về.

Gia đình là nơi để về và bố mẹ là nơi để chúng ta tin tưởng, dựa dẫm giữa cuộc đời lắm chông gai kia. Theo lẽ tự nhiên là người luôn đứng sau ủng hộ và nâng đỡ chúng ta – những đứa trẻ không bao giờ lớn nhưng có điều gì đó ngăn cách khiến nhà không còn là nơi để thoải mái trở về sau một ngày mệt mỏi hay bố mẹ là những người mà chúng ta dốc lòng trút bầu tâm sự.

Khắc khẩu, mất dần tiếng nói chung

Họ luôn yêu thương chúng ta nhưng có lẽ đôi lúc không biết diễn đạt sao cho đúng hay vẫn nghĩ theo lối cũ là "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", còn đánh là còn thương, còn mắng là còn yêu.

Với chúng ta – những đứa trẻ trong mắt họ có một cái tôi quá lớn, dễ xúc động, dễ tổn thương, hiểu nhầm vài lần mặt nặng mày nhẹ từ bố mẹ là dở tính cáu bẩn mà khi lớn lên mới muộn màng hiểu được đó là thương.

dieu gi khien nhung dua con khong muon tam su cung bo me nua - anh 0
Gia đình là nơi để về và bố mẹ là nơi để chúng ta tin tưởng, dựa dẫm (Nguồn ảnh: Counselling)

Nhiều khi thứ chúng ta cần là một câu quan tâm giản đơn thôi: "Mình nói ra điều mình muốn nói lại sợ ba mẹ chửi ngu các kiểu nên lặng luôn, tâm sự ra sợ ba mẹ nói này nói nọ lắm nên cũng rén dữ lắm. Tâm sự chỉ có tâm sự với bản thân mình là ok nhất vì chính mình hiểu mình nhất. Nói con học mệt quá thì ba mẹ bảo mày mà cũng biết mệt, ăn rồi chỉ chơi với học còn tao với bố mày gồng lưng lên chưa đủ nuôi mày đây này - nghe xong buồn xĩu" – Lan Nhi tâm sự.

"Ngày xưa tao thế này, tao khổ như này ..."

"Giờ mày biết cãi lời tao phải không"

"Tao cho mày ăn sung mặc sướng..."

"Mày không được tích sự gì trong nhà này"

"Tao không hiểu rằng mày làm được gì cho đời"

dieu gi khien nhung dua con khong muon tam su cung bo me nua - anh 0
Khoảng cách thế hệ cũng khiến cho những câu chuyện không hồi kết (Nguồn ảnh: ABC Life - Luke Tribe)

Không phải là số đông nhưng khoảng cách thế hệ với tính cách và suy nghĩ giữa thời bố mẹ còn trẻ và mình bây giờ thực sự khác xa. Bố mẹ tư tưởng còn truyền thống, còn gò bó khiến con cái khó mở lời, khó giao tiếp, e ngại và thậm chí là sợ sệt.

 "Biết quản con nghiêm là muốn tốt cho con nhưng mỗi lần xin đi chơi là muốn đổ mồ hôi hột. Lớn rồi bố mẹ vẫn còn quản nhưng đỡ hơn, dù thế mình vẫn cảm giác còn gò bó lắm. Mình cũng không trách được, tuổi thơ của ba mẹ không được trọn vẹn, đã cực khổ từ rất nhỏ rồi nên mấy cái khuôn đấy đã in sâu vào cả hai người họ nên không nói chuyện thì không nói chuyện thôi chứ cũng chẳng gì" – chia sẻ của bạn Quang Anh.

dieu gi khien nhung dua con khong muon tam su cung bo me nua - anh 0
Bố mẹ luôn muốn những gì tốt nhất cho con cái (Nguồn ảnh: NPR)

Tất nhiên cũng có những bậc cha mẹ rất chịu khó thay đổi bản thân để đuổi kịp con cái và có những đứa con chịu khó dễ tính hơn một chút với cha mẹ. Gia đình nào mà có sự hợp tác tốt giữa các thế hệ như vậy thì hầu hết vẫn có thể giao tiếp, tâm sự được với nhau nhưng chỉ cần một bên không hợp tác, trắng ra là khắc khẩu thì chắc chắn không thể tìm thấy tiếng nói chung.

Bố mẹ bận, con cái bận, không có không gian chung

Một cuộc nói chuyện cần chất xúc tác, chia sẻ cần có thời cơ và mọi người ngồi lại với nhau thì cần không gian chung: Là một buổi cơm tối, một lần hội họp dịp lễ Tết, một chuyến du lịch gia đình,…nhưng liệu mọi người có sẵn sàng sắp xếp thời gian đó không.

Nhiều đứa con cứ nghĩ gia đình là hiển nhiên, vẫn ở đó chờ mình trở về mà không hay rằng cách nghĩ vu vơ vậy lại vô tình khiến cho chất liên kết giữa các thành viên mờ dần.

dieu gi khien nhung dua con khong muon tam su cung bo me nua - anh 0
Hạnh phúc đơn giản lắm, là có nhà để về và có bố mẹ ở đó chờ ta mỗi khi tan ca, tuyệt vời hơn là được họ lắng nghe, an ủi và vỗ về (Nguồn ảnh: NPR)

Một gia đình có bố mẹ tâm lý, yêu chiều ai lại không muốn. Lúc còn bé thì mong lớn thật nhanh để tự do vi vu thế giới ngoài kia mà không có sự kiểm soát của bố mẹ, trưởng thành rồi thì chỉ mong nhanh chóng đánh tan một mớ hỗn độn bận rộn của cuộc sống, công việc để về nhà, dựa dẫm bố mẹ như một đứa con thơ. 

"Có lẽ là vì không muốn những chuyện tiêu cực mình gặp phải, ảnh hưởng đến bầu không khí đầy ắp tiếng cười ấy, dù mệt lắm nhưng mình chỉ nói rằng: "Ngày hôm nay của con vẫn ổn áp lắm". Đúng mà, về nhà mẹ hỏi muốn ăn gì thôi, đã cảm thấy hạnh phúc rồi" – Mai Nguyễn chia sẻ.

dieu gi khien nhung dua con khong muon tam su cung bo me nua - anh 0
"Về nhà mẹ hỏi muốn ăn gì thôi, đã cảm thấy hạnh phúc rồi" (Nguồn ảnh: NIH)

Tâm sự với bố mẹ có thể là một việc làm khó khăn đối với mỗi người. Nhưng nếu như cả chúng ta lẫn bố mẹ đều có thể bớt chút cái tôi, không áp đặt định kiến cá nhân, nhẹ nhàng tiếp nhận những điều đối phương nói ra thì bức tường rào cản sẽ từ từ mở ra. Hạnh phúc đơn giản lắm, là có nhà để về và có bố mẹ ở đó chờ ta mỗi khi tan ca, tuyệt vời hơn là được họ lắng nghe, an ủi và vỗ về.

Chuyện không của riêng ai: Ước mơ của tôi không giống những gì bố mẹ muốn

Bố mẹ không hiểu con cái hay con cái không muốn tâm sự cùng bố mẹ?

Hội những người ghét cha mẹ: Những tài khoản ẩn danh "bị tổn thương" hay cổ vũ duy trì bạo lực?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ