Hội chứng FOMO: Mạng xã hội có đang khiến Gen Z mang tâm lý sợ thua kém?

Đích Lép (Quang Minh) đã có những chia sẻ của cá nhân mình khi nhận thấy nhiều bạn trẻ đang mắc hội chứng FOMO về tiền bạc.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, Gen Z có thể dành nhiều giờ liền cũng để chỉ lang thang trên các diễn đàn như thế này. Đặc biệt, trong những ngày giãn cách vì dịch bệnh. Đây được xem là nơi để mọi người cùng nhau chia sẻ, giống như một cộng đồng thu nhỏ qua màn ảnh các thiết bị công nghệ.

Khi phải chứng kiến quá nhiều sự thành công từ người khác, những "tít" bài kiếm được mức lương ngàn đô mỗi tháng, hội bạn cùng nhau đi du lịch khắp nơi, cô đồng nghiệp mới mua xe mới… đa phần khi nhìn thấy những điều này ta lại rất bất an.

Nếu cảm xúc này liên tục xảy ra, ta sẽ luôn cảm thấy tức tối, khó chịu và mong muốn đạt được những gì mà họ có. Đó chính là một trong những biểu hiện của hội chứng FOMO.

FOMO, hội chứng phổ biến của người trẻ thời đại

Fear Of Missing Out (FOMO), là hội chứng tâm lý của con người, luôn lo lắng khi bỏ lỡ những trải nghiệm hay sự kiện quan trọng, sợ bị bỏ rơi và đánh mất cơ hội khi phải chứng kiến được thành tựu hay những điều đẹp đẽ từ người khác.

Hội chứng này ngày càng trở nên phổ biến, cùng với sự phát triển của thời đại. Chính những tác động của nó khiến nhiều người có những suy nghĩ và hành động dựa trên cảm tính, nhu cầu của người khác, chứ không phải những mong muốn của bản thân.

hoi chung fomo mang xa hoi co dang khien gen z mang tam ly so thua kem - anh 0

Nếu nó được xem là cảm giác bình thường của con người, thì từ điển Oxford hay Urban cũng đã không ghi nhận đây là một căn bệnh tâm lý. Trên thực tế, nó dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, thậm chí là trầm cảm và tự tử. Theo như ghi nhận vào những năm đầu 2000, căn bệnh này được xem là hội chứng tâm lý đáng sợ thì vào những năm gần đây dần trở thành "lối sống" tai hại của người trẻ.

Nó sẽ khiến bạn dần rời xa thực tế và mục tiêu của bản thân, để sống trong lo lắng, ganh tị và bất an với sự thành công của người khác. Bạn sẽ mất một khoảng kinh phí cho những cuộc vui "sang chảnh" chỉ để có vài bức ảnh, chạy đua cùng các mặt hàng thời thượng hay dành toàn bộ thời gian chỉ để xem người khác có gì.

Mạng xã hội tác động mạnh mẽ trong việc hình thành FOMO

Theo những thống kê, thì có đến khoảng 56%, người dùng mạng đang mắc phải hội chứng này và con số sẽ tiếp tục tăng với độ phủ sóng của các trang mạng xã hội. Nếu trước kia, việc cập nhật thông tin sẽ khó khăn và có phần bị hạn chế thì ở thời đại công nghệ, mọi thứ trở nên dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Bạn sẽ có được sự kết nối với rất nhiều người từ nhiều nơi khác nhau và dần hình thành nên thế giới ảo.

hoi chung fomo mang xa hoi co dang khien gen z mang tam ly so thua kem - anh 0

Tâm lý con người thường muốn cho người khác thấy những điều tốt đẹp của bản thân, nên không ngần ngại liên tục cập nhật những điều mà bản thân đang có. Sự đố kỵ cũng bắt đầu hình thành và lây lan thông qua các nền tảng khác nhau.

Những câu hỏi tự vấn liên tục xuất hiện trong đầu, cùng những cố gắng để đạt được nhiều thành tựu giống người khác khiến con người trở nên mệt mỏi, căng thẳng và có những quyết định sai lầm.

Đó là chưa kể, ở những lần đăng tải về cuộc sống lên mạng xã hội, lại bắt đầu có tâm lý bất an khi sợ ai đã sẽ đánh giá và có những suy nghĩ về mình. Hay là khi chẳng có bất kỳ ai vào tương tác ta lại sợ việc bản thân đang bị bỏ rơi. Những suy nghĩ tiêu cực được hình thành, khiến ta thiếu tập trung vào công việc và học tập, tâm trạng trở nên xuống dốc, năng suất làm việc sẽ không được hiệu quả.

hoi chung fomo mang xa hoi co dang khien gen z mang tam ly so thua kem - anh 0

Nhìn vào một khía cạnh khác thì nhờ mạng xã hội, mà người trẻ có được nhiều cảm hứng và động lực để hướng đến sự hoàn thiện. Nhưng đâu đó, không thể phụ nhận ta sẽ luôn cảm thấy tự ti và bất mãn với chính mình. Người ta luôn đề cập tác hại của mạng xã hội ở nhiều yếu tố, nhưng ít ai lại nhắc đến hội chứng FOMO trong khi nó đang có những tác động tiêu cực và trực tiếp đến thế hệ trẻ của tương lai.

Biện pháp để vượt qua hội chứng FOMO

Đừng quan trọng người khác sẽ nghĩ gì về mình vì trên thực tế FOMO chưa bao giờ phát sinh từ những mong muốn của bản thân, mà chính là sự đố kỵ của con người. Đừng quên ngoài định nghĩa FOMO thì ta vẫn còn JOMO (Joy Of Missing Out) là niềm vui khi bỏ qua những thứ mà bản thân cho là tốt đẹp, để tập trung vào những thứ khiến bản thân mình hạnh phúc.

hoi chung fomo mang xa hoi co dang khien gen z mang tam ly so thua kem - anh 0

Trước tiên, ta cần đặt ra những mục tiêu của riêng bản thân với những điều mà mình mong muốn, cảm thấy hạnh phúc và sắp xếp mọi thứ một cách hợp lý, kiên định với từng mục tiêu nhỏ và không quên hướng đến mục tiêu lớn.

FOMO là điều mà ta khó tránh khỏi, nhưng hãy biết cách cân bằng, sao cho đây sẽ là yếu tố để kích thích sự nỗ lực bên trong, đừng để nó trở thành những áp lực vô hình khiến chúng ta buông bỏ mọi thứ.

Không nên đánh giá mạng xã hội với những điều xấu xa và đen tối. Cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở chính bản thân con người, ta cần dừng những suy nghĩ viển vông, ảo mộng với thành công của người khác. 

hoi chung fomo mang xa hoi co dang khien gen z mang tam ly so thua kem - anh 0

Sự thành công của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau, trước khi có được những điều đó thì họ cũng đã trải qua một thời kỳ với những khó khăn và nước mắt.

Hãy luôn nhìn nhận mọi việc một cách thực tế, và sử dụng mạng xã hội thông minh, để nó trở thành công cụ phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người. Chỉ nên dừng lại ở việc cập nhật thông tin, kết nối và hỗ trợ kiến thức, đừng để bản thân chìm đắm trong thế giới ảo và kỳ vọng về một cuộc sống "màu hồng" chẳng phải của chúng ta.

Áp lực khi nhìn người khác thành công, rồi sao nữa?

Lời xin lỗi rất dễ nói nhưng xin đừng nói một cách thiếu trách nhiệm

Chọn kết giao với người tài giỏi sẽ khiến bạn thành công hay áp lực?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ