Xu hướng "Buy Nothing": Mạng lưới kết bạn bằng... sự tiết kiệm

Dự án Buy Nothing không chỉ giúp chúng ta hạn chế tối đa sự lãng phí mà còn giúp kết nối một cộng đồng người.

Buy nothing là một dự án với ý tưởng tưởng ban đầu của Liesl B.Clark và Rebecca Rockefeller, đơn giản chỉ là tạo ra một nền tảng nơi mọi người có thể cho mượn, trao đi và chia sẻ những món đồ như những món quà giữa những người chung sống trên đảo Bainbridge, Washington.

Trong các hội nhóm Buy Nothing có những gì?

Theo New York Times - "Buy Nothing" là một mạng lưới các nhóm trên mạng xã hội, nơi mọi người có thể cho đi và nhận lại mọi thứ như những món quà thậm chí có cả đồ vật chiếm không gian lớn trong nhà của họ.

xu huong buy nothing mang luoi ket ban bang su tiet kiem - anh 0
Ảnh New York Times

"Chúng tôi có rất nhiều thứ được trao đổi trong mỗi nhóm địa phương. Theo ngôn ngữ của 'Buy Nothing', mọi thứ chúng ta sở hữu đều có giá trị, nếu bạn có thể tìm thấy người cần nó, nếu có thể tái sử dụng, tân trang, sửa chữa thì không có gì phải bỏ đi" - Liesl B.Clark nói.

Trong các nhóm "Không mua gì", các thành viên có thể trao đổi với nhau mọi thứ từ đồ dùng trẻ em đến đồ nội thất, nhưng không phải lúc nào cũng là về "đồ". Katie Emery, một cư dân Los Angeles trong một nhóm Buy Nothing cho biết rằng đôi khi mọi người cho hay nhận cả kiến thức chuyên môn và cô ấy được nhận được một lời đề nghị từ một thành viên khắc rằng sẽ chia sẻ và tư vấn cho cô về kinh nghiệm làm vườn:

"Tôi là một người mới làm vườn, vì vậy tôi đã chấp nhận theo lời đề nghị tốt bụng từ thành viên đó. Cô ấy đã dành hơn một giờ để chỉ cho tôi những loại cây nào sẽ hoạt động tốt nhất trong các khu vực khác nhau của khu vườn và thậm chí còn chỉ cho tôi cách sắp xếp các chậu cây của mình sao cho hợp lý hơn. Một giờ đó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và tôi hy vọng sẽ sớm chia sẻ lại những kiến ​​thức mà mình có cho người khác, trong cộng đồng Buy Nothing này. Nó thật truyền cảm hứng".

xu huong buy nothing mang luoi ket ban bang su tiet kiem - anh 0
Mọi người còn có thể cho nhau vay mượn ở trong Buy Nothing

Một thành viên khác trong nhóm Buy Nothing ở Thung lũng Silicon (Mỹ) đã cho đi tác phẩm nghệ thuật được mua với giá 10.000 USD, và những mặt hàng thậm chí như sữa, phô mai, đồ hộp, dụng cụ y tế cũng được chia sẻ trong khu Germantown của Philadelphia.

"Không mua gì" giúp tiết kiệm và chúng ta cũng có một cuộc sống tốt hơn: "Tôi có thể lên Buy Nothing để nhận quần áo cũ, giày dép, truyện tranh và đồ chơi cho con mình. Tôi cũng rất thích ở đây vì việc cho đi một thứ gì đó, giúp món đồ đó có cơ hội được sử dụng một lần nữa mà không bị vứt ra bãi rác" - Daniela Sawyer, ở San Mateo, California, đã tham gia Buy Nothing trong khoảng 6 năm.

"Ai đến trước thì nhận trước" không là quy tắc được khuyến khích trong các dự án Buy Nothing. Người nhận đưa ra lý do thuyết phục người cho đi và họ sẽ quyết định trao món đồ đó cho những ai.

Không chỉ trao đổi vật chất, Buy Nothing còn giúp mọi người kết nối và trò chuyện với nhau

Tính năng giới hạn địa lý là một sự kết nối hoàn hảo cho những người tham gia Buy Nothing. Mỗi người chỉ được tham gia một nhóm Buy Nothing ở khu vực mà mình sinh sống, điều đó giúp chúng ta thực sự có điều kiện để giao lưu trực tiếp và tiến đến những mối quan hệ chất lượng và khăng khít hơn.

xu huong buy nothing mang luoi ket ban bang su tiet kiem - anh 0
Buy Nothing giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn

Nghe có vẻ giống như chế độ "ăn kiêng" trong chi tiêu - Buy Nothing (không mua gì) đã tạo một làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ khi hơn 6.500 cộng đồng người dùng mạng xã hội đã thành lập các hội nhóm, dự án nhỏ có mặt tại 44 quốc gia.

"Dự án này là lý do duy nhất mà tôi vẫn chưa xóa Facebook. Tôi thích việc gặp gỡ cộng đồng ở đây" - Stahl tham gia Buy Nothing từ tháng 3 năm nay chia sẻ.

xu huong buy nothing mang luoi ket ban bang su tiet kiem - anh 0

Buy Nothing – "không mua gì cả" là một xu hướng mới lan tỏa trong những cộng đồng người sử dụng mạng xã hội với nhau. Không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường khi những vật dụng được tái sử dụng mà còn giúp tiết kiệm chi phí sống, còn giúp mọi người kết nối và chia sẻ với nhau nhiều hơn.

Tang ping: Trào lưu "nằm yên mặc kệ đời" của giới trẻ Trung Quốc

Chi phí thực sự của việc "lên đời" điện thoại là bao nhiêu?

Gen Z ơi, hãy cứ "enjoy cái moment" giữa cuộc sống đầy những thị phi!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ