Baby Boomers truyền lại cho Gen Z những bài học về tài chính cá nhân

Tình hình kinh tế, xã hội hiện tại đang có nhiều biến động, điều này đòi hỏi Gen Z cần trang bị những "bí kíp" quản lý tài chính thông minh hơn.

Trong khi rất nhiều bạn trẻ "than thở" về cách quản lý tài chính và chi tiêu của bản thân thì có một sự thật là: Không ai trong chúng ta ngay từ khi sinh ra đã trở thành một chuyên gia khi nói đến tài chính và tiền bạc. Thực tế, tất cả những bài học hiệu quả nhất đều được rút ra theo thời gian, thông qua sự trải nghiệm. 

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Baby Boomers là thế hệ đủ nhiều trải nghiệm để truyền lại bài học cho Gen Z.

Và hầu hết thế hệ Baby Boomers (thế hệ những người có năm sinh từ khoảng năm 1946 đến năm 1964) hiện đã hoặc sắp nghỉ hưu. Họ là những người dường như đã có một cuộc đời nhiều thăng trầm về tài chính.

Cách xa thế hệ này là Gen Z (những người có năm sinh trong khoảng từ năm 1996 đến năm 2009) đang bắt đầu có xu hướng "dấn thân" vào lĩnh vực tài chính, đầu tư, và có rất nhiều điều Gen Z có thể học hỏi từ thế hệ Baby Boomers. 

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Baby Boomers chia sẻ những bài học về tài chính cá nhân.

Dưới đây là những tiếc nuối lớn nhất về tài chính được thế hệ "già cả" chia sẻ như những bài học và kinh nghiệm để Gen Z học hỏi. 

Nên tiết kiệm tiền đủ sớm

Trong khi các cố vấn tài chính và các đơn vị cung cấp tin tức liên lục đưa ra những lời khuyên để mọi người bắt đầu tiết kiệm sớm hơn, thì nhiều người lại cho rằng không tiết kiệm sớm là bản chất của con người. Bởi vì tính chất lãi kép mà bạn càng tiết kiệm sớm thì bạn càng ít phải để dành tiền mỗi tháng ở một chỗ an toàn nào đó để dùng sau này.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Nên tiết kiệm tiền đủ sớm.

Giờ đây, khi thế hệ già cả Baby Boomers sắp hoặc bắt đầu nghỉ hưu, nhiều người trong số hộ mới hối hận vì đã không tiết kiệm khi còn ở độ tuổi 20, giống như Gen Z bây giờ. Bà Danielle, một thư ký đã nghỉ hưu, chia sẻ rằng: "Mãi cho đến khi 30 tuổi tôi mới bắt đầu gửi tiết kiệm. Ước gì từng có ai đó 'mắng' tôi vì sự thiếu suy nghĩ này, bởi vì đây là một điều khá dễ làm một khi tôi thực sự thực hiện nó".

Theo đuổi đam mê nghề nghiệp

Khi bạn còn trẻ, các bạn dễ bị lôi cuốn và hấp dẫn bởi công việc trả mức lương cao nhất mà bạn có thể nhận được, ngay cả khi đó không phải là công việc mơ ước của bạn. Mặc dù việc cố gắng kiếm nhiều tiền nhất có thể khi còn trẻ không có gì sai nhưng luôn tồn tại nguy cơ rằng bạn sẽ bị "trói buộc" trong một ngành mà bạn không đặc biệt yêu thích.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Theo đuổi đam mê nghề nghiệp cũng là một vấn đề cần cân nhắc

Bạn càng tiến xa trên con đường sự nghiệp này, được thăng chức và kiếm được nhiều tiền hơn, thì càng ít khả năng bạn "nhảy việc" và "gia nhập" lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và giá trị của bạn hơn.

Nhiều người thuộc thế hệ Baby Boomers nhìn lại với sự tiếc nuối về sự nghiệp của họ, ước rằng họ đã theo đuổi những nghề nghiệp khiến họ tận hưởng hơn thay vì làm việc liên tục trong một lĩnh vực không khơi dậy niềm đam mê của họ. 

Đứng lên "đòi" quyền lợi cho bản thân

Khi mới bắt đầu làm việc, bạn thường cố gắng làm hài lòng cấp trên đến mức mà bạn sẵn sàng làm bất cứ điều gì họ yêu cầu chỉ để đạt được sự hài lòng của họ. Và cuối cùng, điều này có thể khiến bạn bất mãn với công việc của mình, vì bạn bị lợi dụng cho công việc và/hoặc "bị đặt" vào một con đường sự nghiệp mà bạn chưa từng có ý định tiến vào.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Nên "đòi quyền lợi" cho bản thân cả ở mức lương bạn xứng đáng được hưởng.

Bà Diane, một nữ y tá 64 tuổi, rất hối tiếc vì đã không đứng lên đòi quyền lợi cho bản thân trong sự nghiệp của chính mình. Bà nói: "Từ khi bắt đầu sự nghiệp và cuộc sống cá nhân, đã vô số lần tôi ước rằng tôi có thể lên tiếng nhưng không, tôi chưa bao giờ làm vậy, vì tôi quá sợ" hãi.

Tạo "quỹ khẩn cấp" đủ lớn để sử dụng lúc khó khăn

Những trường hợp khẩn cấp về tài chính là một điều gần như chắc chắn xảy ra trong cuộc sống. Trong khi hầu hết các chuyên gia tài chính khuyên rằng chúng ta nên để dành từ ba đến sáu tháng lương làm "quỹ khẩn cấp", thì nhiều Baby Boomers nói rằng chậm chí như vậy là còn chưa đủ.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Những trường hợp khẩn cấp về tài chính là một điều gần như chắc chắn xảy ra trong cuộc sống.

Mặc dù, sẽ khá khó về mặt tâm lý để chúng ta giữ một khoản tiền riêng "ở im một chỗ", nhưng việc có một quỹ khẩn cấp lớn sẽ giúp bạn bớt lo lắng khi gặp khó khăn về tài chính. Chỉ điều đó thôi cũng khiến việc có một quỹ khẩn cấp lớn trở nên quan trọng.

Tuy nhiên, bạn cũng sẽ cảm thấy biết ơn vì bạn thực sự có tiền để trang trải một khoản chi phí không thể lường trước mà không phải nợ nần, điều mà có thể làm chệch hướng kế hoạch tài chính dài hạn của bạn.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Quỹ khẩn cấp giúp bạn có tiền để trang trải một khoản chi phí không thể lường trước mà không phải nợ nần.

Dirk Cotton, một cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu ở Chapel Hill, Bắc Carolina, nói rằng: "Lập kế hoạch nghỉ hưu là quản lý rủi ro nhiều hơn quản lý danh mục đầu tư… Tập trung quyết định nghỉ hưu của tôi chủ yếu vào việc đầu tư đã khiến tôi lờ đi những rủi ro có thể xuất hiện khi nghỉ hưu khác. Chẳng hạn như các thành viên trong gia đình có thể cần sự hỗ trợ tài chính và cú sốc về chăm sóc sức khỏe".

Không nên nợ thẻ tín dụng quá nhiều

Nợ thẻ tín dụng là "thảm họa" với kế hoạch tài chính. Vì hầu hết các thẻ tín dụng đều có lãi suất hai con số, các khoản nợ bắt đầu với con số nhỏ có thể nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Nợ thẻ tín dụng quá nhiều có thẻ khiến bạn mất kiểm soát.

Việc dồn số dư trên thẻ tín dụng yêu cầu thanh toán các khoản tiền đều đặn hàng tháng từ dòng tiền của bạn, việc này đơn giản chỉ là để "trang trải" các chi phí mà bạn đã tiêu xài trong quá khứ. Điều này khiến bạn có ít tiền để chi trả cho các chi phí hiện tại hoặc tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu hơn. 

Không nên nghỉ hưu quá sớm

Mặc dù phong trào "độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm" (FIRE) vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng nhiều người thuộc thế hệ Baby Boomers sẽ nói với bạn rằng nghỉ hưu quá sớm thực sự là một sai lầm lớn về tài chính.

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Sống trong thời kỳ hưu trí thậm chí có thể đắt đỏ hơn rất nhiều so với trước khi nghỉ hưu.

Tiết kiệm chắc chắn được một khoản tiền lớn và nghỉ hưu ở độ tuổi 30 hoặc 40 nghe thì có vẻ "hay ho", vì về mặt lý thuyết, bạn sẽ được "giải phóng" khỏi cảnh làm việc vất vả ngày đêm và bạn có thể đi du lịch khắp thế giới hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nhưng một số người "từng trải" đã nghỉ hưu quá sớm và rồi họ cảm thấy hối tiếc. 

Hóa ra, sống trong thời kỳ hưu trí có thể đắt đỏ - hoặc thậm chí là hơn thế - so với trước khi nghỉ hưu. Nếu không có nguồn thu nhập ổn định, ngay cả khi bạn đã để dành tiền tỷ thì cũng không đủ để sử dụng khi nghỉ hưu quá sớm. 

baby boomers truyen lai cho gen z nhung bai hoc ve tai chinh ca nhan - anh 0
Nghỉ hưu sớm và bạn có thể sẽ phải "cô đơn".

AJ Borowsky, tác giả cuốn sách "What Next: A Proactive Approach to Success" (tạm dịch: Tiếp theo là: Phương pháp tiếp cận chủ động để thành công) ở La Quinta, California, đã nghỉ hưu sớm ở tuổi 48. Ông AJ chia sẻ: "Mặc dù, nhìn chung, tôi hài lòng với việc nghỉ hưu sớm của mình, nhưng có một điều mà những người có ý định nghỉ hưu sớm, đặc biệt nên xem xét. Trong khi bạn đột nhiên có rất nhiều thời gian rảnh, thì bạn bè của bạn vẫn đang làm việc. Vì vậy, những người bạn muốn dành thời gian cùng lại không đủ 'rảnh' để làm việc đó".

Mua sắm "trả đũa" sau dịch bệnh, Gen Z đang đối mặt với những rủi ro nào?

Chạy đua theo giá trị ảo, gen Z có đang gặp vấn đề về chi tiêu hợp lý?

Cách chi tiêu thông minh trong những ngày giãn cách

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ