Gen Z ơi, đừng "trời sáng rồi ta ngủ đi thôi", "trời sáng rồi ta ngủ nướng thôi"!

Nhịp sống hiện đại, đồng hồ sinh học trong cơ thể Gen Z bị thay đổi: ngủ ngày cày đêm.

“18h đi ngủ, 21h thức, 3h sáng ngủ tiếp”, “1h20, ai còn thức inbox tâm sự đêm khuya”, hay “trời sáng rồi ta ngủ đi thôi,... Đây dường như là những dòng trạng thái xuất hiện thường xuyên trên Facebook của thế hệ trẻ ngày nay. 

gen z oi dung troi sang roi ta ngu di thoi troi sang roi ta ngu nuong thoi - anh 0

Chân dung của một cú đêm: sống ở quán cà phê, tiệm net nhiều hơn ở nhà

Những chấm xanh hiện lên trên messenger vào lúc 2,3h sáng là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống của giới trẻ. Khi tất cả mọi người đã đi ngủ là lúc Gen Z mới bắt đầu sinh hoạt, học tập, làm việc thậm chí là ăn uống. Dường như đi ngủ quá muộn là thói quen của những con người trong cuộc sống hiện đại.

Triệu Kha - 1 anh bạn của tôi đã từng chia sẻ về vấn đề này: “Đi ngủ vào giờ bình thường với mình là một điều không thể thực hiện được. Đây là lúc mình có cảm hứng sáng tạo và tập trung nhất”. Kha có thi quen đi ngủ muộn và phải gần trưa hôm sau mới dậy.

gen z oi dung troi sang roi ta ngu di thoi troi sang roi ta ngu nuong thoi - anh 0
Giới trẻ thường đến những quán cà phê overnight để học bài, làm việc xuyên đêm

Đáp ứng nhu cầu của cú đêm, hình thức quán cà phê overnight ra đời ngày càng nhiều trên địa bàn các thành phố lớn, tập trung đông lượng sinh viên. Dạo quanh một vòng thành phố tầm 12h đêm các quán cà phê này vẫn chật kín người. Một phần các bạn trẻ đến đây để học tập, để chạy những bài deadline dang dở. Một phần cũng là để tụ họp bạn bè tán gẫu, nói chuyện phiếm thâu đêm. Chính những thói quen này khiến cho giới trẻ dậy muộn vào hôm sau. Chiếc đồng hồ sinh học lạc giờ cứ thế diễn ra đều đặn và lặp lại mỗi ngày.

Ngoài đối tượng là sinh viên, đây cũng là chốn lui tới thường xuyên của nhân viên văn phòng. Áp lực trước khối lượng công việc phải hoàn thành khiến nhiều người trẻ phải làm xuyên đêm. Thậm chí có người còn thừa nhận dành hầu hết thời gian để ở đây.

Nhịp sống hiện đại, đồng hồ sinh học trong cơ thể giới trẻ bị thay đổi: ngủ ngày cày đêm

Cùng với sự phát triển của cuộc sống, Gen Z có nhiều thay đổi so với các thế hệ trước. Nếu như Gen X, Y bó buộc mình trong những nguyên tắc định sẵn về thói quen cũng như thiết lập cho mình một thời gian biểu cụ thể thì Gen Z tự do và cởi mở hơn rất nhiều.

gen z oi dung troi sang roi ta ngu di thoi troi sang roi ta ngu nuong thoi - anh 0

Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ Gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì. Gen Z mong muốn những lựa chọn nghề nghiệp vô cùng “mở” sau khi tốt nghiệp. Trong đó, 34% sinh viên Gen Z sẵn sàng đầu quân cho các công ty Start-up hoặc làm freelancer; 8% cho rằng “chẳng cần đi làm công ty, làm tự do cũng tốt”; 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, thể hiện khuynh hướng rõ ràng của các “nhà hoạt động xã hội tương lai”.

Chính vì sự khác biệt trong xu hướng chọn nghề nghiệp nên Gen Z cũng có sự khác biệt lớn trong lối sống. Việc áp lực từ khối công việc đòi hỏi sự sáng tạo cùng với khả năng tư duy cao nên khả năng đồng hồ sinh học trong cơ thể Gen Z bị biến đổi là điều tất nhiên xảy ra. Đa số các bạn trẻ ngày nay có xu hướng sống ở những thành phố lớn. Người ta nói, thành phố không bao giờ ngủ, vì ở nơi đây nhịp sống bắt đầu và kết thúc trễ. Có lẽ vì chạy theo cuộc sống mà bắt buộc giới trẻ ngày nay phải thay đổi chính mình để thích nghi.

gen z oi dung troi sang roi ta ngu di thoi troi sang roi ta ngu nuong thoi - anh 0

Cú đêm - con đường dẫn đến bệnh tật ngày càng ngắn lại

Chúng ta - những người trẻ đang sống dần trong thân xác của một cú đêm. Khi mà việc đi ngủ sớm hay ăn sáng đúng bữa vô tình đã trở thành những cách thức sống xa xỉ. Thật ra, chúng ta có nhiều sự ưu tiên khác trong cuộc sống, nhưng hơn hết vẫn là sức khỏe. Việc thức khuya vô tình đưa chúng ta đi đến hiểm nguy vô cùng ngắn.

Tác hại của thức khuya không chỉ dừng lại ở hệ miễn dịch, về lâu về dài nó còn tấn công não bộ của bạn. Nhiều nghiên cứu về tâm lý học còn cho thấy, nồng độ hormone căng thẳng cortisol ở những người thường xuyên thức khuya luôn ở ngưỡng cao nên họ dễ bị kích động và có xu hướng dễ dàng chấp nhận những hành vi không lành mạnh như cờ bạc, lạm dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục thiếu an toàn…

gen z oi dung troi sang roi ta ngu di thoi troi sang roi ta ngu nuong thoi - anh 0

Hay thức khuya có dẫn tới hàng loạt các triệu chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim hay dễ tử vong. Nguy cơ bị tiểu đường và mắc hội chứng chuyển hóa. Đồng thời làm cho làn da xỉn màu xấu xí, cơ thể thừa cân. Ngoài những bệnh tiềm ẩn, thức khuya sẽ làm cho bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải vào hôm sau, mất khả năng tập trung dẫn đến việc điều tiết cảm xúc kém.

Bệnh tật không chừa một ai nhưng thói quen của chúng ta thì có thể thay đổi. Nên nhớ rằng, sức khỏe vẫn là tài sản lớn nhất đối với mỗi người, “chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự , không phải vàng bạc”.

Vì thế, đừng biến mình thành một cú mèo ban đêm mà hãy là một họa mi sáng sớm, năng lượng và chất lượng

Bị điếc một bên tai sau khi ngủ dậy, cô gái cảnh tỉnh giới trẻ: "Đừng thức đêm nữa!"

Chứng sợ nói chuyện điện thoại: Nỗi lo mới của thế hệ trẻ?

13 mẹo khoa học giúp bạn tập trung và tránh bị phân tâm khi ở nhà

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ