Khoe khoang thành tích trên mạng xã hội, con dao hai lưỡi?
Được mệnh danh là thế hệ đa nhiệm, Gen Z ngày nay là đối thủ "đáng gờm" đối với các thế hệ trước. Lĩnh hội rất nhiều những yếu tố "trời phú" để thâm nhập thời cuộc, Gen Z định hình được thành công của mình từ rất sớm.
Tuy nhiên, trên con đường phát triển bản thân của người trẻ luôn bị thử thách bởi rất nhiều điều xung quanh, những khó khăn trong cuộc sống và công việc mới chỉ là một trong những yếu tố khiến người trẻ cảm thấy bị áp lực. Đó là những vấn đề không mới luôn khiến một số bộ phận người trẻ phải suy nghĩ về con đường của bản thân đó là việc khoe thành tích cá nhân trên mạng xã hội.
Gen Z khoe thành tích lên mạng xã hội: Động lực hay áp lực?
Mãng xã hội cổ vũ cho trào lưu khoe mẽ
Mạng xã hội, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của Gen Z. Lớn lên trong thế giới trực tuyến, Gen Z có được thuận lợi vô cùng to lớn so với các thế hệ trước trong việc nắm bắt thông tin và Gen Z thích định nghĩa mình nhiều hơn trong thế giới ảo.
Nếu bạn bất chợt hỏi Gen Z muốn làm gì trên mạng xã hội, họ sẽ sẵn sàng trả lời rằng: "Tôi muốn trở thành một người nổi tiếng trên chính trang cá nhân của tôi" như thể đó là một phần hiển nhiên và hết sức đơn giản. Cũng chính vì thế mạng xã hội ngày càng cổ vũ cho trào lưu khoe mẽ.
Những dòng status trên Facebook, hay những bức ảnh nghìn like trên instagram gần như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Ai cũng muốn người khác dành cho mình sự ngưỡng mộ, trầm trồ và mạng xã hội là nơi lý tưởng nhất. Chỉ có duy nhất một nơi để người ta có thể khoe một cách tự nhiên nhất về cuộc sống của chính mình là mạng xã hội.
Ai trong chúng ta cũng thích mình được lung linh trên trang cá nhân, xây dựng một bức tường facebook hay instagram một cách lung linh nhất. Thường thì những chiếc story hay bức ảnh trên mạng xã hội đều được lựa chọn đăng lên với những góc sang trọng cùng quần áo đẹp, quán cà phê xịn,... Bạn và những người xung quanh đã có lúc muốn đăng lên những hình ảnh: mặc đồ hiệu, đi du lịch sang chảnh, tiền thưởng, bằng khen.
Thật ra ai trong chúng ta cũng có tính phô trương bởi công nghệ khuyến khích sự dòm ngó. Chúng ta luôn cảm thấy ghen tị hay ngưỡng mộ những điều được lý tưởng hóa trên mạng xã hội. Những giá trị mà chúng ta đạt được chúng ta đều muốn người khác công nhận và đôi khi nó giúp chúng ta tự tin hơn.
Gen Z khoe thành tích lên mạng xã hội: Động lực hay áp lực?
Những mảng màu đẹp đẽ trên Facebook được đẳng tải lên một vài lần thì không sao nhưng một khi người trẻ bị nghiện cảm giác được tán thưởng, khen ngợi thì họ sẽ luôn có xu hướng làm việc để được đăng tải những hình ảnh thành của của mình trên mạng xã hội với tần suất lớn. Điều đó đã tạo ra nhiều hệ quả khác nhau đối với cả hai phía: người khoe và người xung quanh.
Đối với người khoe
Thường thì người ta sẽ chọn những gì được xem là đẹp đẽ nhất để đăng tải lên mạng xã hội. Đó là động lực để họ tiếp tục cố gắng để có thêm nhiều thành tích khác. Là nơi để ghi dấu những thành công để dành nhắc lại. Bởi vì Facebook có một tính năng đặc biệt là nhắc lại kỷ niệm mỗi một năm đi qua. Nhờ đó mà nhiều người chọn mạng xã hội là nơi để chia sẻ, để lưu lại điểm sáng của cuộc đời mình.
Mặc khác, việc khoe khoang còn khiến cho người khoe gặp nhiều áp lực. Bởi lẽ, những thành công liên tiếp khiến họ không được phép sai lầm và thất bại. Họ phải luôn cố gắng để hoàn hảo trong thế giới ảo lẫn thế giới thật vì họ sợ sự dè biểu và đánh giá đến từ những người xung quanh.
Đối với người xung quanh
Bạn có bao giờ rơi vào trạng thái trách móc bản thân vì nhìn thấy những bức ảnh lung linh trên story của người khác? Bạn có bao giờ buồn bã, ủ dột khi nhìn thấy sự thành công đến từ những bức ảnh "sặc mùi tiền" đến từ bạn bè đồng trạng lứa? Từ đó sinh ra tâm lý chán chường. Bạn cảm thấy không thực sự quá lo lắng nhưng cũng không hề yên tâm về tương lai. Hoặc là điên cuồng "bắt chước" người khác nâng cấp bản thân trong cảm giác không hứng thú thì kết quả đạt được cũng không khiến bạn hài lòng.
Đặc biệt, phần lớn nhiều người dành thời gian rỗi trong mùa giãn cách để học thêm một ngôn ngữ mới, để học thêm một khóa học mới hay để nâng cấp bản thân. Khi đạt được thành quả, những tấm ảnh khoe khoang thành tích được đăng tải tràn ngập mạng xã hội cùng với những bình luận khen ngợi khiến nhiều người đang trong trạng thái "nghỉ ngơi" cảm thấy mình vô dụng.
Nhiều người sẽ rơi vào trạng thái trách móc bản thân vì đã phung phí phần lớn thời gian trong mùa giãn cách, từ đó sinh ra tâm lý chán chường. Bạn cảm thấy không thực sự quá lo lắng nhưng cũng không hề yên tâm về tương lai. Hoặc là điên cuồng "bắt chước" người khác nâng cấp bản thân trong cảm giác không hứng thú thì kết quả đạt được cũng không khiến bạn hài lòng.
Tuy nhiên, việc khoe khoang cũng có tính hai mặt. Nó có thể là động lực để người xung quanh cố gắng học tập hay làm việc để nâng cấp bản thân. Xét trên phương diện tích cực việc khoe khoang quả nhiên phát huy được tác dụng của nó từ cả hai phía.
Nguồn: TH&PL