Có phải những đứa trẻ "ngậm thìa vàng" chỉ thích khoe hàng hiệu, du lịch đắt đỏ, diện lên mình những thứ đồ sặc mùi tiền rồi thả mình trong những cuộc chơi xa hoa nhất phố thị?
Phong trào khoe của nổi lên như một trào lưu trên mạng xã hội
Không biết từ khi nào, trào lưu "đập hộp", "ngã trên" đồ hiệu đã trở thành hot trend từ giới nghệ sĩ cho đến giới trẻ. Người ta mặc tình khoe nhau những món đồ xa xỉ từ túi hàng hiệu, quần áo đắt đỏ đến những thứ vĩ mô hơn như: siêu xe, du thuyền, biệt thự.
Hay mới đây người ta đua nhau nói về "hệ sinh thái" hot girl tài chính 4.0: ngày ngày khoe nhà lầu, siêu xe, vẽ chuyện làm giàu truyền cảm hứng. Cuộc sống dư dả vật chất, đầy ngất xe Mẹc, túi xách LV,... Các hot girl tài chính khoe mình kiếm tiền dễ như bỡn, đơn vị tiền tệ trong giao dịch lên tầm đô la, tài khoản ngân hàng "hết số".
"Học sinh trung học sắm đồ Gucci, Alexander McQueen và Thom Browne!", "Nữ sinh 15 tuổi đập hộp mỹ phẩm Dior và túi xách Prada". Đây là hai trong số hàng trăm video về trào lưu "Flex" của giới trẻ trên youtube.
Cũng như mọi hot trend khác, trào lưu khoe của lúc nào cũng trong trạng thái nóng hổi, lan rộng mà hưởng ứng tích cực là các sao trẻ và cậu ấm, cô chiêu - những đứa trẻ được mệnh danh là "ngậm thìa vàng". Một khảo sát công bố vào tháng 9 trên website giới thiệu việc làm Alba Cheonguk cho thấy giới trẻ 13 đến 20 tuổi có mức độ chịu chi cho các sản phẩm xa xỉ cao hơn người ngoài 20.
Cứ ngỡ các bạn trẻ ngày nay chỉ là những đứa trẻ thích dùng tiền của bố mẹ để phô trương sự giàu có của bản thân. Nhưng nhiều người trong số đó lại đập hộp bằng tiền của chính bản thân mình.
Những đứa trẻ "ngậm thìa vàng" có phải chỉ thích đi khoe của?
Có phải những đứa trẻ "ngậm thìa vàng" có phải chỉ thích khoe hàng hiệu, du lịch đắt đỏ, diện lên mình những thứ đồ sặc mùi tiền rồi thả mình trong những cuộc chơi xa hoa nhất phố thị? Thật ra đây chỉ là định kiến đối với một số đứa trẻ nhà già có, sinh ra đã ở vạch đích.
Theo số liệu từ Young Investors Organization nói điều ngược lại: 90% người thừa kế nói họ quan tâm đến việc đóng góp cho cộng đồng.
Một số đứa trẻ "ngậm thìa vàng" phải chịu sự áp lực về tinh thần do sự thành công và địa vị của bố mẹ. Ngoài ra chúng còn bị đàn áp bởi cộng đồng về sự chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Bố mẹ của những đứa trẻ này luôn mong muốn chúng phải tự kiếm tiền bằng chính sức lao động của bản thân chứ không phụ thuộc vào tài sản của bố mẹ. Nhiều doanh nhân, giới nhà giàu nổi tiếng trên thế giới quyết định cống hiến tài sản của mình cho quỹ phúc lợi vì không muốn những đứa con ỷ lại.
Rich Kid mới nổi trên tiktok: 18 tuổi, học trường nhà giàu, ielts 8.0 là ai? Cô nàng tên thật là Nguyễn Châu Anh, mọi người hay thường gọi là Chao, sinh năm 2k3 nổi lên bởi clip về cuộc sống cá nhân khá sang chảnh trên mạng xã hội.
Cũng như nhiều cậu ấm cô chiêu khác, Chao cũng thích khoe hàng hiệu. Nhưng điều khiến cô gái này khác biệt với những bạn trẻ tiêu pha bằng ngân lượng phụ huynh là Chao từ lập kiếm tiền mua những món đồ mình thích bằng việc kinh doanh năm 14 tuổi mà vẫn giữ được thành tích học tập ấn tượng.
Cô nàng từng chia sẻ rằng mình đạt IELTS 8.0. Cuối năm 2020, Chao hãnh diện thông báo nhận được học bổng từ Đại học New York - một trong những ngôi trường danh giá bậc nhất nước Mỹ. Đây là một ví dụ điển hình có thể thấy rằng những đứa trẻ "ngậm thìa vàng" chưa chắc chỉ biết vung tiền của bố mẹ. Họ phải cố gắng và phấn đấu không ngừng để xứng đáng với địa vị mà bố mẹ đã gây dựng được.
Từ sau khi bộ phim Crazy Rich Asians về giới siêu giàu ra mắt, format về chương trình xoay quang cuộc sống giàu có dân được nhà sản xuất quan tâm. Tưởng chừng chỉ có ở nước ngoài nhưng netizen bất ngờ khi xuất hiện bài đăng casting một chương trình dành cho Rich Kids Việt Nam với tên gọi "I Am A Rich Kid".
Đây là một chương trình dành cho những nhân vật sinh ra đã "ngậm thìa vàng" nhưng vẫn luôn trăn trở, cô đơn với những góc khuất trong tâm hồn. Tại đây bạn sẽ được có cơ hội trải lòng để được thấu hiểu và chứng tỏ bản thân bằng các phần thi năng khiếu, trí tuệ và âm nhạc.
Tưởng chừng đây sẽ là sân chơi sặc mùi tiền của giới trẻ nhưng thật ra nó lại thiên về nội dung về tài năng."I Am A Rich Kid" là nơi để đập tan những định kiến về con nhà giàu. Con nhà giàu không nhất thiết là những đứa trẻ khoe mẽ, thích xài tiền bố mẹ. Mà bên trong đó là sự trăn trở cô đơn với chiếc bóng của mình.
Thật ra ai trong chúng ta cũng phô trương bởi công nghệ khuyến khích văn hóa "dòm ngó"
Mạng xã hội, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của Gen Z. Lớn lên trong thế giới trực tuyến, Gen Z có được thuận lợi vô cùng to lớn so với các thế hệ trước trong việc nắm bắt thông tin và Gen Z thích định nghĩa mình nhiều hơn trong thế giới ảo.
Nếu bạn bất chợt hỏi Gen Z muốn làm gì trên mạng xã hội, họ sẽ sẵn sàng trả lời rằng: "Tôi muốn trở thành một người nổi tiếng trên chính trang cá nhân của tôi" như thể đó là một phần hiển nhiên và hết sức đơn giản.
Những dòng trạng thái trên facebook, hay những bức ảnh nghìn like trên instagram gần như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Ai cũng muốn người khác dành cho mình sự ngưỡng mộ, trầm trồ và mạng xã hội là nơi lý tưởng nhất. Chỉ có duy nhất một nơi để người ta có thể khoe một cách tự nhiên nhất về cuộc sống của chính mình là mạng xã hội.
Nội dung liên quan
Ai trong chúng ta cũng thích mình được lung linh trên trang cá nhân, xây dựng một bức tường facebook hay instagram một cách lung linh nhất. Thường thì những chiếc story hay bức ảnh trên mạng xã hội đều được lựa chọn đăng lên với những góc sang trọng cùng quần áo đẹp, quán cà phê xịn,... Bạn và những người xung quanh đã có lúc muốn đăng lên những hình ảnh: mặc đồ hiệu, đi du lịch sang chảnh, tiền thưởng, bằng khen.
Thật ra ai trong chúng ta cũng có tính phô trương bởi công nghệ khuyến khích sự dòm ngó. Chúng ta luôn cảm thấy ghen tị hay ngưỡng mộ những điều được lý tưởng hóa trên mạng xã hội. Những giá trị mà chúng ta đạt được chúng ta đều muốn người khác công nhận và đôi khi nó giúp chúng ta tự tin hơn.
Tuy nhiên đừng biến nó thành thứ lý tưởng sáo rỗng mà hãy tạo ra nó bằng chính năng lực của bản thân. Mạng xã hội có thể khoe mẽ những giá trị ảo nhưng thực tế cuộc sống những giá trị đó không được công nhận. Chỉ khi bạn thực sự tạo ra chúng bằng chính năng lực của mình.
Nguồn: TH&PL