Dù mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp tốt đến đâu cũng đừng nên nói 3 điều này

Tốt nhất bạn nên giữ mồm giữ miệng để thuận lợi được thăng chức và tăng lương.

Có thể bình thường đối phương trông có vẻ thân thiết và đối tốt với bạn, cho bạn cảm giác an toàn nhưng đứng trước sự "cạnh tranh" và "quyền lợi", mọi lời nói của bạn đều có thể vô tình trở thành hòn đá cản trở sự thăng tiến của bạn. "Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" cho nên đôi khi để người khác càng hiểu rõ về mình sẽ càng gặp nhiều nguy hiểm. Ở nơi làm việc, dù có mối quan hệ đồng nghiệp tốt đến đâu thì cũng đừng nói đến ba điều sau đây, đừng đợi đến khi phạm lỗi rồi mới hối hận.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Ở nơi làm việc, dù có mối quan hệ đồng nghiệp tốt đến đâu thì cũng kiểm soát tốt lời nói của mình đừng đợi đến khi phạm lỗi rồi mới hối hận (Nguồn ảnh: Stylist)

Tiền lương

Trước đây tôi đã từng gặp phải chuyện như vậy rồi, một hôm có một đồng nghiệp đến hỏi tôi tại sao lương cơ bản của cô ấy lại thấp hơn đồng nghiệp khác. Cô ấy nói rằng ngày được nhận lương đã đi ăn mừng cùng đồng nghiệp, họ cùng nhau thảo luận về tình hình công việc và lương bổng, nói một hồi thì phát hiện lương cơ bản không giống nhau, thấp hơn vài trăm nghìn.

Lúc được hỏi tôi có hơi bối rối, tôi đã nói rất nhiều lời an ủi cô ấy, giải thích rằng mức lương cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kĩ năng, kinh nghiệm, tiến độ làm việc... cô ấy dường như hiểu, nguôi ngoai và cũng chấp nhận.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Sự ghen tị của con người là một điều rất đáng sợ, khi biết được sự khác biệt thì những suy nghĩ và hành động tiêu cực hoàn toàn có thể xảy ra (Nguồn ảnh: In Times)

Có những thứ mà mối quan hệ dù tốt đến đâu cũng không thể nói được, đặc biệt là tiền lương, bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng, tiền hoa hồng... Ngày nay không phải là thời đại của những bữa cơm manh áo, mọi người có hoàn cảnh xuất thân, năng lực, thành tích và đóng góp khác nhau cho công ty và đương nhiên mức lương của họ cũng sẽ khác nhau.

Tất nhiên, không thể loại trừ yếu tố con người khác nhưng vấn đề thực tế đó giải quyết vấn đề gì? Sự ghen tị của con người là một điều rất đáng sợ, khi biết được sự khác biệt thì những suy nghĩ và hành động tiêu cực hoàn toàn có thể xảy ra. Có thể vì sự khác biệt đó mà người chịu thiệt hơn có tính tình xốc nổi đến chất vấn sếp đòi tăng lương, khiến sếp khó xử thay vì thương lượng bình tĩnh từ đó sếp cũng sẽ có ấn tượng không tốt với bạn.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Có những thứ mà mối quan hệ dù tốt đến đâu cũng không thể nói được, đặc biệt là tiền lương (Nguồn ảnh: The New York Times)

Vì vậy, dù xuất phát từ quan điểm của công ty hay xuất phát từ lợi ích cá nhân, mức lương nên được linh hoạt lắt léo cho qua nếu có người hỏi đến. Khi ai đó đặc biệt muốn biết thu nhập của bạn, bạn cũng có thể hỏi họ tại sao lại quan tâm đến điều này và có thể sẽ có những câu trả lời bất ngờ!

Ý định ra đi

Trước đây tôi có một người đồng nghiệp, mỗi ngày cô ấy đều gieo rắc tư tưởng cho các thành viên trong team rằng đãi ngộ của công ty không còn được tốt như trước nữa, và cô ấy cũng không ngại ngần cho mọi người biết mình có ý định xin nghỉ việc. Sau 4 năm, cô ấy vẫn than thở và "kêu gào" như ngày nào còn mọi người trong team, ai nên được thăng chức đều đã thăng chức, ai nên nhảy việc đều đã nhảy việc.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Những người luôn miệng bảo muốn nghỉ việc sẽ không bao giờ rời đi, ngược lại những người thực sự muốn ra đi thì họ lại hành động theo cách âm thầm thay vì la toáng lên như thế (Nguồn ảnh: The Cut)

Tôi còn có một người đồng nghiệp khác, anh ấy có năng lực kinh doanh giỏi và luôn là ứng cử viên sáng giá nhất để thăng chức lên thành giám đốc nhưng trong danh sách thăng chức cuối năm lại không có tên. Mãi sau này anh mới biết, chuyện anh do năng lực giỏi nên các công ty đối thủ đã nhiều lần mời về làm việc với một mức lương cao hay những lần đi phỏng vấn khác đều bị một người đồng nghiệp khác "mách lẻo" với cấp trên. Sau cùng, cơ hội thăng chức và tăng lương của anh ấy cứ thế mà bị bỏ lỡ.

Vì vậy, ngay cả khi bạn có ý định từ chức và nhảy việc, đừng lan truyền nó khắp nơi, đặc biệt là những người được gọi là "bạn bè nơi công sở" hay "đồng nghiệp tốt, đồng cam cộng khổ" vì bạn đầu biết rằng liệu họ có thật sự sẽ giữ bí mật cho bạn?

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Đừng quá tin vào những người được gọi là "bạn bè nơi công sở" hay "đồng nghiệp tốt, đồng cam cộng khổ"  (Nguồn ảnh: The New York Times)

Chuyện riêng

Chuyện chồng ngoại tình, cãi nhau với mẹ chồng, mua nhà mới,...là những câu chuyện mà tôi nghe được mỗi giờ ăn trưa. Trong công ty tôi có rất nhiều nhân viên nữ, họ đa số đều có gia đình cả rồi và vì vậy hàng ngày trong giờ giải lao, mọi người thường tụ tập lại cùng tán gẫu về đủ thứ chuyện bao gồm cả những chuyện riêng tư cá nhân. Khi ấy tôi còn trẻ và không có chủ đề chung để nói vì vậy tôi chỉ có thể im lặng lắng nghe và kèm theo những nụ cười sượng sắc.

Trên thực tế, ngay cả đồng nghiệp tốt nhất cũng nên chú ý đến bí mật đời tư cá nhân, đặc biệt là những thông tin liên quan đến sức khỏe thể chất, thu nhập, quan hệ gia đình, bởi vì bạn khó có thể đảm bảo đồng nghiệp khác có thể giữ bí mật cho bạn hay không.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Dù có quan hệ tốt với đồng nghiệp, bạn cũng nên cẩn trọng khi phát ngôn, biết điều gì nên nói và điều gì không nên nói (Nguồn ảnh: The New York Times)

Tôi còn nhớ một nữ đồng nghiệp nghe nói chồng ngoại tình, tình cảm vợ chồng không mấy tốt đẹp, cô ấy một mình chăm con. Vào một buổi chiều, khi đứa trẻ bị ốm, cô xin với trưởng phòng nghỉ nửa ngày. Không ngờ rằng đúng lúc yêu cầu cô sửa đổi một bản sao dự án vào đúng lúc cô ấy không có mặt. Hỏi đồng nghiệp bàn cạnh cô ấy thì người đồng nghiệp nói nhỏ với sếp: "Con cô ấy bị bệnh, chồng cô ấy ngoại tình, dạo gần đều không có tâm trí làm việc, thật tội nghiệp". Nghe thì có vẻ giống như một câu nói thông cảm, nhưng nghe ra có lẽ chỉ muốn ẩn ý với sếp rằng người đồng nghiệp của cô ta đã không làm việc chăm chỉ.

du moi quan he cua ban voi dong nghiep tot den dau cung dung nen noi 3 dieu nay - anh 0
Tốt nhất bạn nên giữ mồm giữ miệng để thuận lợi được thăng chức và tăng lương (Nguồn ảnh: Medium Forge)

Mối quan hệ giữa đồng nghiệp chỉ nên duy trì ở một mức độ tương đối, những điều không nên nói, những điều không được nói thì đừng nói. Vì những gì bạn nói khi đến miệng người khác không biết sẽ bị bóp méo thành hình dạng gì. Chỉ vì không kiểm soát được "cái miệng" mà không chỉ làm mất lòng đồng nghiệp mà còn tự hủy hoại sự nghiệp của chính mình.

"Zombie công sở": Không gắn kết, không nỗ lực vì công việc nhưng vẫn ở lại?

Nữ Gen Z "triệu" học bổng từ ĐH Ngân hàng: "Thủ khoa cũng vỡ mộng khi đi làm thực tế..."

"Bình thường mới" của Gen Z Sài Gòn: Lạc đường, quên mật khẩu máy tính và cả... tên đồng nghiệp!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ