Luật sư Tuấn Tú trả lời : "Thương cho roi cho vọt" là yếu tố chống chế cho hành vi bạo hành

Luật sư Nguyễn Vũ Tuấn Tú, hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu Pháp luật phía Nam đã có những chia sẻ với xoay quanh các vụ việc trẻ em gặp nạn thời gian gần đây.

Ngày 19/1, Công an Hà Nội đang phối hợp các cơ quan chức năng làm rõ vụ bé Đ.N.A. (3 tuổi) bị đinh găm vào đầu. Cuối tháng 12/2021, vụ việc bé gái V.A (8 tuổi) tại TP.HCM tử vong vì bị bạo hành dã man cũng gây chú ý lớn từ dư luận. Liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến trẻ em, cuộc sống và sự an toàn của những đứa trẻ kể từ khi cha mẹ ly hôn khiến nhiều người phải suy ngẫm.

đã liên hệ với luật sư Nguyễn Vũ Tuấn Tú (Viện nghiên cứu Pháp luật phía Nam) để lắng nghe những chia sẻ của anh về vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em. 

luat su tuan tu tra loi thuong cho roi cho vot la yeu to chong che cho hanh vi bao hanh - anh 0

Cần 3 yếu tố để đảm bảo quyền lợi cho con sau khi cha mẹ ly hôn

Theo luật sư Tuấn Tú, khi cha mẹ ly hôn, chưa chắc con đã gặp nguy hiểm. Nhưng chắc chắc về mặt tâm lý và điều kiện sống, cháu sẽ không sống tốt bằng có đủ cha mẹ, gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đảm bảo được vấn đề quyền lợi của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn, luật sư Tuấn Tú chia sẻ 3 yếu tố: 

Minh bạch: Mọi vấn đề về con cái như chu cấp, quyền thăm nuôi, tài sản chung đảm bảo cho con, trách nhiệm của bố mẹ và hai bên gia đình cần phải rõ ràng trong luật. Hiện nay, pháp luật về hôn nhân gia đình còn khá nhiều khoảng trống. 

Chế tài: Sau khi ly hôn, người nuôi con thường chịu thiệt rất nhiều, còn người không nuôi con trực tiếp thì có thể chu cấp rất ít hoặc không. Vấn đề này rất phức tạp và khó xác định khoản cần chu cấp, cũng như đòi quyền lợi nếu bên kia không chu cấp. Tại các nước phương Tây, đơn cử như Mỹ, nếu một bên không nuôi con mà không chu cấp theo bản án Tòa đưa ra, thì không cần biết người đó khó khăn ra sao, họ có thể bị phạt tù tới 10 năm. Như vậy, chế tài mạnh là sự bắt buộc để hai người quyết định lấy nhau rồi ly hôn phải suy nghĩ kỹ về hành động của mình. 

luat su tuan tu tra loi thuong cho roi cho vot la yeu to chong che cho hanh vi bao hanh - anh 0
Hình ảnh bé gái 3 tuổi bị nghi bạo hành do có 9 vật cứng đâm vào đầu tại Hà Nội (Ảnh: BVCC) 

Theo sát: Việc quan tâm đến trẻ em sau ly hôn phải cần đến rất nhiều cấp, chứ không chỉ gia đình hai bên cha mẹ. Cần làm rõ nghĩa vụ, quyền hạn và đặc biệt là trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức giáo dục, chính quyền địa phương và cấp cao hơn. 

"Thương cho roi cho vọt" là cái để chống chế cho hành vi bạo hành

Nói về trách nhiệm của những người thân và hàng xóm trong các sự việc bạo hành trẻ em thời gian vừa qua, luật sư Tuấn Tú cho rằng ý thức pháp luật của những người xung quanh vẫn chưa thực sự tốt:

"Luật bảo vệ trẻ em đã có từ rất lâu, kể từ công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1990, nhưng vẫn chưa có sự quan tâm, tuyên truyền và áp dụng mạnh mẽ vào đời sống xã hội. Một phần cũng vì văn hóa 'thương cho roi cho vọt' ăn sâu đã cả ngàn năm vào người dân Việt Nam. Nhiều khi nó là yếu tố để chống chế cho bạo hành, nên người xung quanh không dám lên tiếng". 

Đồng thời, theo luật sư Tuấn Tú, có nhiều người chưa hiểu và chưa sợ luật, nên khi thấy các cháu bé bạo hành lại không dám báo cho chính quyền, đợi tới khi họ lên tiếng thì đã quá muộn. 

luat su tuan tu tra loi thuong cho roi cho vot la yeu to chong che cho hanh vi bao hanh - anh 0
Sự vụ mẹ kế bạo hành bé gái 8 tuổi đến tử vong đã gây xôn xao mạng xã hội trong khoảng thời gian dài (Nguồn ảnh: VTC News)

Đối với pháp luật Mỹ, bất kỳ chuyện gì làm hại đến trẻ em thường bị phạt rất nặng, thậm chí là phạt hình sự, luật sư Tuấn Tú chia sẻ thêm: "Nếu có bất kể hành vi nào như đánh con hay vi phạm nhân quyền, quyền trẻ em thì bố mẹ có thể mất quyền nuôi con bất kỳ lúc nào, kèm theo án phạt rất nặng. Có một cơ quan mang tên CPS (Child Protective Services - Trung tâm bảo vệ trẻ em) giám sát việc này 24/7 và rất nghiêm ngặt, kể cả tin báo có thể là giả cũng được họ đến nhà kiểm tra ngay. Ở Việt Nam cũng có một số hội nhóm với trách nhiệm bảo vệ trẻ em, nhưng chưa thực sự làm tốt vai trò của mình do còn bị hạn chế nhiều về quyền hạn". 

Luật sư Tuấn Tú khẳng định, để những sự việc đau lòng không còn xảy ra thì trách nhiệm thuộc về rất nhiều bên, từ các cơ quan, tổ chức đến cá nhân: "Bố mẹ, người thân phải nghiêm túc về quyền của con cái. Nhà trường phải tuyên truyền các lớp dạy kỹ năng về quyền trẻ em. Chính phủ phải hoàn thiện các quy chế pháp luật về quyền trẻ em. Chính quyền địa phương phải nhắc nhở, tuyên truyền pháp luật đến từng người, từng hộ gia đình. Các tổ chức phải lưu ý cho người lao động ý thức về quyền trẻ em".  

Những sự việc bạo hành trẻ em trong năm 2021: Cần cả xã hội chung tay!

Sau vụ việc học sinh 8 tuổi tử vong: Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương cấp bách bảo vệ trẻ em

Tội ác của người lớn, trẻ em là người nhận lấy mọi hậu quả?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ