Câu chuyện cuối năm không của riêng ai: Nghỉ việc hay thưởng Tết?

Muốn nghỉ việc nhưng tiếc tiền thưởng Tết, chọn cái nào?

Thời điểm gần cuối năm, nhiều người rơi vào trạng thái "phân vân" không biết nên "nằm gai nếm mật" với công việc này đến hết năm để được hưởng lương tháng 13, hay "nghỉ đại cho rồi" vì không thể chịu đựng được nữa! 

Nếu bạn đang muốn nghỉ việc để tìm công việc mới thì cũng có hàng nghìn người lao động khác cũng đang có ý định giống như bạn. Vậy chẳng khác nào bạn đang trong một cuộc đua tìm việc như lúc là sinh viên mới ra trường. Đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm vì dịch bệnh, nhiều người cho rằng quyết định nghỉ ngang công việc là một sự liều lĩnh

Nhưng giờ, không chịu nổi với công việc này nữa thì phải làm sao? 

cau chuyen cuoi nam khong cua rieng ai nghi viec hay thuong tet - anh 0

"Lý do mình còn ở lại làm việc... là vì lương tháng 13"

Như tiêu đề của bài viết, đây không là câu chuyện của riêng ai mà là tình trạng chung của rất nhiều người trong cuộc chạy đua hối hả dịp cuối năm. Ở hững cuộc chạy đua đó, có rất nhiều người bị bỏ lại phía sau và muốn từ chối công việc mình đang làm vì... quá mệt! Điều đó đến từ rất nhiều lý do: ghét sếp, công việc quá tải, đồng nghiệp khó ưa, môi trường không phù hợp hay chính sách "đãi ngộ như không đãi ngộ"...

Dù có quá nhiều lý do để rời đi, nhưng nhiều người vẫn chọn ở lại vì "... lương tháng 13 đó, khoảng thời gian kết thúc hợp đồng 1 năm với công ty còn rất ngắn, nên thôi, dù đã muốn nghỉ lắm rồi nhưng cố một chút vậy!" - Thảo, một chuyên viên chăm sóc khách hàng tâm sự.

cau chuyen cuoi nam khong cua rieng ai nghi viec hay thuong tet - anh 0
Nhiều người chọn nghỉ việc vì chính sách "đãi ngộ như không đãi ngộ"... (Ảnh: Todayonline)

Vậy có bao giờ chúng ta tự đặt ra một câu hỏi: Mình làm việc vì đam mê hay làm việc vì "lương tháng 13"? Dĩ nhiên bài viết này sẽ không trả lời câu hỏi này giúp cho ai cả... vì đó là cảm nhận của mỗi người.

Nói đến câu chuyện hợp đồng 1 năm của Thảo, tôi nghĩ đó cũng là niềm trăn trở của rất nhiều người. Những chiếc hợp đồng có thời hạn 1 năm luôn mang lại cảm giác dài dằng dặc. Hầu hết, người ta thường chỉ chờ đến hết hạn hợp đồng rồi nghỉ việc trong "êm đẹp" bằng hành động không đặt bút kí thêm chiếc hợp đồng thứ 2. "Nghỉ việc khi hết hợp đồng sẽ không mang tiếng là 'nhảy việc' hay 'sa thải', cố ở lại để trọn vẹn với những gì đôi bên đã giao kèo từ đầu", Hậu, 25 tuổi, một nhân viên văn phòng chia sẻ.

Và cũng rất nhiều những người bạn xung quanh tôi luôn than thở rằng: "Hết hợp đồng với công ty tôi sẽ nghỉ việc!". Vậy chăng, có người trẻ nào thích "ổn định" công việc nhiều hơn 365 ngày trên hợp đồng không? Và tôi nghĩ câu trả lời rất khó tìm thấy ở Gen Z.

Thậm chí, 1 năm đã là nhiều đối với họ. 

Vấn đề

Logo VieZ

Gen Z coi trọng hạnh phúc và nghĩ rằng cuộc sống còn nhiều điều hơn là chỉ làm việc. Vì vậy, họ không còn sẵn sàng chịu đựng sự bất công. Trước đây, các nhà tuyển dụng sa thải nhân viên. Hiện tại, Gen Z mới là những nhân viên "sa thải" sếp mình!

Tiến sĩ Chen, Trung Quốc chia sẻ.

Tuy vậy, giữa lúc dịch bệnh khó khăn, nhiều Gen Z lại bắt đầu thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định nghỉ hay tiếp tục làm việc trong giai đoạn nhạy cảm này. Nhưng cũng có rất nhiều Gen Z táo bạo và quyết định nghỉ việc trước thời hạn lương tháng 13.

cau chuyen cuoi nam khong cua rieng ai nghi viec hay thuong tet - anh 0
Hợp đồng lao động 1 năm đôi khi cũng là "nhiều" đối với sức chịu đựng của Gen Z (Ảnh: Dribbble)

Shark Hưng: "Nếu đã muốn nhảy việc, đừng nghỉ đến vài đồng thưởng Tết"

Trong một buổi nói chuyện với các sinh viên về vấn đề làm việc sau khi ra trường, Shark Phạm Thanh Hưng - Phó chủ tịch HĐQT Cen Group - từng có một câu nói như thế này: "Nếu đã muốn nhảy việc, đừng nghỉ đến vài đồng thưởng Tết". 

Lý giải về điều này, Shark Hưng cho biết, việc chúng ta muốn nghỉ làm sẽ không phụ thuộc vào thưởng tết: "Nếu các bạn đã muốn nhảy việc rồi thì quan trọng là bạn đã có việc khác tốt hơn chưa? Không nên vì vài đồng tiền thưởng, nếu bạn đã muốn đi rồi thì thưởng không quá quan trọng. Nếu bạn cố gắng để có thưởng, kéo dài thời gian thì có thể nhận phải những đánh giá là thực dụng quá. Hãy quyết định vì những yếu tố khác, không nên ở lại hay ra đi vì tiền thưởng". 

cau chuyen cuoi nam khong cua rieng ai nghi viec hay thuong tet - anh 0
"Nếu đã muốn nhảy việc, đừng nghỉ đến vài đồng thưởng Tết" - Shark Hưng

Quan điểm của Shark Hưng cũng là quan điểm của rất nhiều bạn trẻ ngày nay, đặc biệt là Gen Z - thế hệ được gán cho hành động sẵn sàng"nhảy việc" để đi tìm sự tự do và tiếng nói cá nhân. 

Xuân Anh, 24 tuổi, hiện đang là nhân viên làm trong lĩnh vực truyền thông đã quyết định "nhảy việc" trong giai đoạn cuối năm đã chia sẻ với rằng: "Với điều kiện của mình thì khoản tiền đó không quá ảnh hưởng. Chỗ làm cũ thì không quá ràng buộc nhưng nơi mới đang có nhiều dự án mới và mở ra nhiều cơ hội với mình hơn, mình không thể trì hoãn". 

Tuy nhiên, Xuân Anh cũng cho biết vấn đề không đưa ra lời khuyên được thế nào là đúng, là sai mà tuỳ điều kiện, năng lực, sức chịu đựng của mỗi người. Nhưng cần cân nhắc bài toán giữa tiền thưởng với thu nhập, giữa công việc hiện tại và tương lai... để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 

Vậy, bạn đã có câu trả lời cho mình chưa? Giữa "nghỉ việc" và "thưởng Tết"?

Làm thế nào để tự "giữ chân mình" trong tình thế "người người nghỉ việc"?

Gen Z ơi, nghỉ dịch hay nghỉ việc?

Nhiều người trên mạng xã hội nói "nghỉ việc" là "chăm sóc bản thân"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ