Phụ nữ Trung Quốc chán ngấy việc hẹn hò với những người đàn ông. Giờ đây, các "quán cà phê quản gia" đang cung cấp cho họ những người bạn chu đáo và luôn lắng nghe.
"Cà phê quản gia" - một khái niệm mới về mô hình đang tạo ra tiếng vang lớn trên mạng xã hội Trung Quốc bằng cách mang đến cho phụ nữ sự chú ý mà họ mong muốn. Có nguồn gốc từ Nhật Bản, quán cà phê này cho phép khách hàng dành thời gian cùng đội ngũ bồi bàn với một khoản phí theo giờ.
Hiện tại, việc kinh doanh đang lan rộng nhanh chóng tại các thành phố lớn của Trung Quốc, các cửa hàng này đã thành công bằng cách khai thác những nỗi thất vọng của phụ nữ. Nhiều người trong số họ cảm thấy xã hội vẫn còn quá gia trưởng, trong các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người vợ ở Trung Quốc ít hạnh phúc hơn trong các mối quan hệ ở mọi nhóm tuổi.
Cơn sốt từ mong muốn được lắng nghe của phụ nữ
Mero, một phụ nữ đồng sáng lập của The Promised Land, cho biết quán cà phê này nhằm mang đến cho phụ nữ một không gian mà họ có quyền chủ động. "Chúng tôi muốn quan tâm đến nhu cầu của phụ nữ nhiều nhất có thể", cô nói. Khách hàng có thể chọn người đàn ông nào họ muốn, những hoạt động họ sẽ làm cùng nhau.
Họ cũng có thể đặt một quản gia để đi cùng mua sắm và các công việc khác thông qua dịch vụ "bạn trai một ngày" của quán cà phê. Theo Mero, hầu hết khách hàng là phụ nữ có trình độ đại học, những người "cởi mở hơn", họ chi trung bình 600 NDT cho mỗi lượt truy cập, mặc dù một số trả tới 25.000 NTD để trở thành thành viên VIP - cho phép họ tham gia các bữa tiệc đặc biệt với quản gia và các đặc quyền khác.
Wang Qian, một sinh viên 24 tuổi, là khách quen của quán cà phê. Cô ấy nói rằng cô ấy thích cảm giác được việc trao quyền khi dành thời gian ở đó. Theo Wang, khác với nhiều người đàn ông bình thường nhưng tự tin thì các quản gia tại đây rất chu đáo và biết cách lắng nghe, đối với Zheng thì những buổi tại quán mang đến nhiều ý nghĩa.
Cô nói rằng các quản gia đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao lòng tự trọng của cô, "Với các quản gia, bạn là nữ hoàng!", cô ấy nói. Khi kết hôn, Zheng thường cảm thấy phải đóng vai một người vợ hay cằn nhằn, quát mắng chồng phải dậy cho kịp giờ đi làm vào mỗi buổi sáng, cô ấy thích ở quán bởi cảm thấy như một người phụ nữ đáng được tôn trọng.
Thực tế gây tranh cãi từ mô hình kinh doanh mới
Nhiều người không tán thành thú tiêu khiển mới này, nhưng Zheng không quan tâm, sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ vì chồng ngoại tình, cô quyết định dừng mọi sự kỳ vọng và nhuộm tóc bạch kim, công khai mình là một nhà nữ quyền. Cô nói: "Theo suy nghĩ truyền thống của Trung Quốc, đàn ông nên là người trụ cột trong gia đình. Nhưng không có gì sai với mô hình kinh doanh như thế".
Sau khi dành thời gian ở quán cà phê, cô ấy không còn có thể chấp nhận những quyền lực bất bình đẳng phổ biến trong hầu hết các mối quan hệ của người Trung Quốc. Đối với nhiều khách hàng, quán cà phê không thực sự dành cho "cosplay" mà là sự đồng hành, một số phụ nữ đã yêu cầu quản gia giúp họ chuyển nhà hoặc đi cùng đến bệnh viện. "Kinh nghiệm của chúng tôi khiến tôi hiểu hơn bao giờ hết tầm quan trọng của sự kết nối", người sáng lập nói.
Thực tế vấn đề kiểm soát ngoại hình cũng rất khắc nghiệt, họ cần có nghĩa vụ tuân theo thói quen chăm sóc da và trang điểm bởi khách hàng không phải trả tiền để nhìn thấy những khuôn mặt khuyết điểm. Junxi, một thanh niên 23 tuổi đã làm trong 5 tháng, nói rằng cuộc sống của anh ấy luôn xoay quanh việc làm cho bản thân trông thật hấp dẫn như cách tôn trọng với phụ nữ.
Sự lo lắng về ngoại hình không phải là thách thức duy nhất mà các quản gia phải đối mặt, một số nói rằng khách hàng thường nhầm họ với "call boy" và phải đối mặt với quấy rối tình dục trong quán. Chính từ điều này mà các quán phải đưa ra các chính sách nghiêm ngặt cấm mọi hình thức quan hệ tình dục, mỗi phòng đều được trang bị một camera an ninh, giám sát các hoạt động tương tác của quản gia với khách hàng.
Những vấn đề được đặt ra về giới tại Trung Quốc
Trên TikTok đã từng xuất hiện một đoạn video tại quán ám chỉ việc cung cấp dịch vụ tình dục, khi bị lan truyền thì những người quản gia đã nhận được rất nhiều cuộc gọi. Vì lý do này, nhiều người đã quyết định không nói với cha mẹ về công việc của họ. Mero nói rằng cô ấy cảm thấy tồi tệ về những hiểu lầm thường xuyên mà các nhân viên gặp phải.
Một số quản gia thừa nhận họ không thích phong trào nữ quyền của Trung Quốc, mặc dù họ đối xử với khách hàng nữ của mình như nữ hoàng tại nơi làm việc, họ nói rõ rằng chỉ làm như vậy vì tiền. Junxi cảm thấy ghét khi phụ nữ nói về nữ quyền trên mạng và cho rằng nó quá phi lý, anh nói thêm: "Mặc dù bây giờ chúng ta nói nam và nữ bình đẳng, nhưng vẫn có rất nhiều người đàn ông bảo thủ không tin rằng đàn ông nên phục vụ phụ nữ".
Bên cạnh những ca ngợi quán cà phê quản gia là một bước tiến cho sự giải phóng phụ nữ thì số khác lại cho rằng chúng chẳng có gì khác ngoài một sự phân chia. "Các chị em hãy bình tĩnh! Lý do các quản gia cao ráo, đẹp trai và hiền lành là vì bạn đang trả tiền, khiến bạn hài lòng chỉ là công việc của họ", một bình luận ủng hộ mô hình quán trên WeChat.
Khách hàng tại các quán như thế không coi cuộc tranh luận là quan trọng, đối với nhiều người thì chỉ cần dành vài giờ để được đối xử tử tế là đủ.
Wang Qian - một khách của quán nói: "Nếu quan hệ giới tính trong xã hội của chúng ta thực sự thân thiện và tôn trọng, tôi nghĩ ngành công nghiệp này sẽ không tồn tại. Nó tồn tại bởi vì có quá nhiều phụ nữ cảm thấy những người đàn ông xung quanh không tôn trọng hoặc không quan tâm đến cảm xúc của họ".
Nguồn: TH&PL