"Covid-19 đang diễn biến căng thẳng. Điều đó đồng nghĩa lượng vắc xin sẽ đáp ứng không đủ".
Nhiều quốc gia đã cho phép, thậm chí khuyến khích tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của 2 hãng khác nhau. Trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế nghiên cứu phương án tiêm mũi 2 cùng loại vắc-xin hay 2 loại khác nhau dựa trên kinh nghiệm của thế giới.
Tiêm hai loại vaccine khác nhau có bị phản tác dụng?
Hầu như mọi người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, luôn chọn tiêm vắc xin hai liều cùng một loại. Nhưng với tình hình hiện tại thì lượng vắc xin cùng loại cũng dần cạn kiệt. Ở nhiều quốc gia đã ra chỉ thị và khuyến khích người dân có thể tiêm hai loại vắc xin khác nhau.
Từ trước, các nhà chuyên môn đã đưa ra giả thuyết rằng người tiêm hai loại vắc xin khác nhau sẽ mang lại phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Việc "trộn vắc xin" không phải là ý tưởng mới và đã từng được các nhà khoa học thử nghiệm với vắc xin Ebola. Với COVID-19, một số nhà khoa học tin rằng việc tiêm 2 loại vắc xin khác nhau sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Một số lý do nên tiêm 2 loại vaccine khác nhau và các tác dụng phụ nên biết?
Các loại vắc xin khác nhau sẽ kích thích các hệ miễn dịch khác nhau. Từ đó hệ miễn dịch của con người sẽ phải hoạt động mạnh mẽ gấp nhiều lần. Cơ chế này dạy chúng nhận ra sự xâm nhập của virus tốt và nhanh hơn bao giờ hết.
Ngoài những lợi ích của việc miễn dịch, việc kết hợp các loại vắc xin cũng "mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vắc xin không đồng đều hoặc hạn chế" - Zhou Xing, nhà miễn dịch học tại Đại học McMaster ở Canada cho biết.
Nói đến tiêm hai loại vắc xin khác nhau thì người ta luôn lo lắng về độ an toàn cho sức khỏe mình. Theo dữ liệu Com-Covid cho thấy thì việc tiêm hai loại vắc xin có thể làm tăng tỷ lệ mắc các tác dụng phụ nhẹ, như sốt, mệt mỏi và đau đầu. Nhưng hầu hết tác dụng phụ tồn tại trong 48h. Điều này có thể khiến cơ thể con người trong trạng thái mệt mỏi nhưng đồng thời giúp hệ miễn dịch được tăng cao.
Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi một là vắc xin do AstraZeneca và mũi hai là vắc xin do Pfizer sản xuất, cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Một số loại vaccine nên được tiêm cùng loại
Hiện, ở một số nước Đức, Canada, Italia đã thông báo cho phép tiêm hai loại vắc xin khác nhau. Nhưng sẽ có một số loại phải tiêm cùng loại theo chỉ định của Bộ y tế.
TPO - Bộ Y tế vừa có công văn hướng dẫn tiêm 2 liều vắc xin phòng COVID-19 gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành. Theo Bộ Y tế, những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.
Một số lưu ý nhỏ được khuyến cáo từ Bộ Y tế:
1. Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.
2. Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.
Nội dung liên quan
3. Những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Dự án TCMR Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng hướng dẫn tiêm chủng đối với từng loại vắc xin; tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành tiêm chủng và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng khi triển khai tiêm chủng.
5. Các Bệnh viện và đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế cấp huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ rộng.
Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.
Nguồn: TH&PL