Tâm lý căng thẳng có thể dẫn đến tác dụng phụ của vaccine phòng Covid-19?

Với những thông tin được cung cấp về tác dụng phụ mà các loại vaccine mang lại đã khiến tâm lý của một số người trở nên căng thẳng và lo lắng.

Hiện nay, việc tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 ở nước ta đang được diễn ra mạnh mẽ. Tính đến đầu tháng 8, tuy số ca nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm nhưng số lượng vaccine được tiêm cho người dân đã lên đến khoảng 6.203.866 liều. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác nâng độ bao phủ vaccine đến 70% dân số, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian tới.

Nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần được lưu tâm đến, đó là tình trạng sợ những tác dụng phụ của vaccine mang đến gây cản trở không nhỏ đến công cuộc tiêm chủng toàn dân. Một số người dù có những điều kiện tiêm vẫn từ chối hay tâm lý trì hoãn, lựa chọn những loại vaccine mà bản thân cho là tốt, có thể tránh được các tác dụng phụ.

tam ly cang thang co the dan den tac dung phu cua vaccine phong covid 19 - anh 0

Lo lắng và sợ vaccine có thể dẫn đến tác dụng phụ

Như đã thông tin thì không có bất kỳ loại vaccine nào mang đến hiệu quả tuyệt đối 100%, cũng như các tác dụng phụ cũng tùy theo tình trạng cơ thể của con người và loại vaccine được tiêm, sẽ dẫn đến những phản ứng khác nhau.

Nhiều cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy, vaccine phòng Covid-19 lại không phải là thủ phạm của tất cả các triệu chứng bất lợi sau tiêm. Nguyên phân một phần cũng đến từ cảm giác lo lắng, tâm lý căng thẳng khi tiêm chủng.

Hội Đồng Chính Phủ tại Ấn Độ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và cho thấy kết quả có đến 30% các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine đến từ cảm giác lo lắng của người được tham gia tiêm chủng. T

heo một báo cáo khác của Uỷ ban Quốc gia về các triệu chứng bất lợi sau tiêm (AEFI), trong số 100 người được tiêm vaccine thì đã có đến 22 người xảy ra những phản ứng liên quan đến tâm lý lo lắng và khoảng 18 người có những tác dụng sau tiêm không liên quan đến vaccine phòng Covid-19. Ngoài ra, ở Anh và Mỹ cũng ghi nhận 10-15% trường hợp chậm trễ tiêm vaccine do hội chứng belonephobia (sợ kim tiêm).

tam ly cang thang co the dan den tac dung phu cua vaccine phong covid 19 - anh 0

Điều này chúng ta cũng có thể nhìn nhận thông qua việc tiêm phòng, có thể vì chưa tìm hiểu kỹ càng những thông tin hay do vô tình cập nhật những nguồn tin thiếu chính xác, nghi ngại về độ an toàn của các loại vaccine dẫn đến những căng thẳng về tâm lý, từ đó cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện tương tự với những phản ứng vốn có bình thường của vaccine như: tim đập nhanh, chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi… khiến nhiều người lầm tưởng là tác dụng phụ mang lại, nhưng đôi khi đó là do ảnh hưởng của tâm lý con người.

Cần thiết chuẩn bị đầy đủ tâm lý khi tiêm chủng

tam ly cang thang co the dan den tac dung phu cua vaccine phong covid 19 - anh 0

Trước khi tham gia vào đợt tiêm chủng, hãy chủ động cập nhật các thông tin cần thiết và tìm hiểu kỹ càng về loại vaccine mà bản thân được tiêm. Luôn giữ tinh thần thật sự thoải mái và bình tĩnh, tránh vì quá lo âu mà dẫn đến căng thẳng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và uống đầy đủ nước, ngủ đủ giấc để đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn được ổn định.

Trong ngày tiêm phòng cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu cho bản thân. Đặc biệt, là  nên mang theo một chai nước suối, việc mất nước cũng sẽ khiến gia tăng nồng độ cortisol, hormone khiến con người trở nên căng thẳng.

Ngoài ra, việc này còn hạn chế được tình trạng cơ thể vì thời tiết mà trở nên gia tăng thân nhiệt. Nếu có những thắc mắc xoay quanh về vaccine tiêm phòng hay xuất hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì hãy mạnh dạn tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ của các cán bộ y tế.

tam ly cang thang co the dan den tac dung phu cua vaccine phong covid 19 - anh 0

Nếu bản thân có tâm lý mất ổn định, lo lắng và căng thẳng sẽ dẫn đến việc số đo huyết áp tăng cao hơn bình thường mỗi khi khám sàng lọc trước tiêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng vì nếu huyết áp không trở lại bình thường thì buộc phải khám sàng lọc lại thêm một lần hoặc hẹn ở một điểm tiêm chủng khác.

Nên trước khi bắt đầu đo huyết áp hay tiêm vaccine cần nên để đầu óc thật sự thư giãn, hít thở thật sâu và đều một cách chậm rãi, nếu cảm thấy lo lắng hãy đánh lừa não bộ bằng cách suy nghĩ đến các vấn đề khác tích cực và vui vẻ hơn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã nhận định con người có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình trước và sau khi tiêm chủng sẽ góp phần giúp sinh miễn dịch tốt hơn và hạn chế được các triệu chứng bất thường, kể cả triệu chứng nặng cũng được giảm đi. Điều này cũng cho thấy ngoài những yếu tố khác thì tâm lý khi đi tiêm cũng rất quan trọng, góp phần vào tính hiệu quả mà vaccine mang lại.

tam ly cang thang co the dan den tac dung phu cua vaccine phong covid 19 - anh 0

Với tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu, cũng như mối nguy cơ về tình hình dịch bệnh có thể trở nên phức tạp thì vaccine vẫn luôn được xem là công cụ ưu tiên hàng đầu trong công tác khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Điều này không chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia đầu ngành hay cán bộ y tế, Nhà Nước mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn nhân. Hãy nâng cao ý thức trong việc tiêm phòng, cũng như trang bị đầy đủ các kiến thức về vaccine để bản thân luôn có một tâm thế đón nhận tích cực và thoải mái.

Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.

Cách đăng kí tiêm Vaccine Covid-19 online cho toàn thể người dân

Xu hướng "kỳ thị vaccine": Nếu như ai cũng sợ thì bao giờ mới hết dịch?

Đừng nên có tâm lý trì hoãn, đợi chờ hay kén chọn vaccine phòng Covid-19!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ