Sự sợ hãi và im lặng của những nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục đang vô tình thúc đẩy hành vi phạm tội của các đối tượng.
Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao trước đoạn clip được cho là một nữ sinh lớp 9 bị nhóm thanh niên xâm hại tập thể sau khi uống rượu say. Chiều 21/4, UBND xã Chiềng Khoang (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) cho biết, đã nhận được đơn tố giác tội phạm của gia đình nạn nhân, theo đó vụ việc đang trong quá trình điều tra và hiện chưa có thông tin cụ thể.
Nội dung liên quan
Đáng nói ở đây chính là theo gia đình nữ sinh vụ việc đã diễn ra từ lâu nhưng đến khi đoạn clip được phát tán trên mạng thì gia đình nạn nhân mới biết và làm đơn tố cáo. Có những ý kiến tranh cãi khác nhau trên mạng xã hội, kẻ chỉ trích người bênh vực, nhưng điều mà nhiều người thắc mắc nhất là tại sao nạn nhân lại lựa chọn im lặng trong thời gian dài?
Câu trả lời lớn nhất cho câu hỏi trên nằm ở nỗi sợ!
Chưa kể thời điểm xảy ra vụ việc đã lâu nhưng khi thông tin được lan truyền, thì một bộ phận rất đông cư dân mạng lại bắt đầu có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Thứ mà nhiều người quan tâm không phải việc cô ấy bị xâm hại, mà người ta chỉ chú tâm vào vấn đề do uống rượu say và không có ý thức bảo vệ bản thân mình.
Im lặng cũng chính là sự lựa chọn của rất nhiều những nạn nhân của quấy rối và xâm hại, thứ mà họ chịu đựng đâu chỉ là những tổn thương do đối tượng tình dục gây ra, đó còn là sức ép và sự dày vò từ dư luận. Họ chưa bao giờ từng thông cảm, thậm chí còn nhẫn tâm tìm mọi cách để biến nạn nhân trở thành thủ phạm gây ra tất cả.
Nội dung liên quan
Thử hỏi trước những vấn đề trên, liệu có ai đủ bản lĩnh để đứng lên tố cáo? Thời điểm xảy ra vụ việc, có thể thấy nạn nhân đang trong độ tuổi dậy thì với nhiều sự thay đổi trong tâm lý. Sự nông nổi khi nhậu say quên mất bản thân cũng chưa thể là vấn đề để kết tội, càng không thể nói việc im lặng của cô gái ấy là sự ngu dốt.
Cách đây không lâu, lời tố cáo của nhà thơ Dạ Thảo Phương gây xôn xao trong dư luận khi cô cho biết mình đã bị cưỡng bức hơn 20 năm về trước. Lựa chọn im lặng trong thời gian dài khiến câu chuyện rơi vào quên lãng, đôi khi nếu có được nhắc lại thì cũng chẳng có đủ bằng chứng để buộc tội các đối tượng.
Dường như im lặng quá lâu khiến nạn nhân chẳng còn đủ tin tưởng việc bản thân sẽ nhận được sự hỗ trợ. Đau lòng thay sau hàng loạt những sự việc đau lòng, phần lớn nạn nhân vẫn lựa chọn giải pháp im lặng như cách để bảo vệ bản thân và những người thân xung quanh.
Cô gái ấy sợ bản thân bị đổ lỗi
Nữ sinh sợ chính mình trở thành trò đùa của người xung quanh
Nhà thơ sợ sự bàn tán của dư luận ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình…
Vô số những nỗi sợ vô hình đang trói buộc nạn nhân để rồi phải đưa ra quyết định im lặng. Vậy, khi nào nạn nhân mới lên tiếng?
Nguồn: TH&PL