Nhà thơ Dạ Thảo Phương tố bị cưỡng bức: Vì sao nạn nhân thường lựa chọn im lặng?

Điều đáng sợ trong những vụ việc bị xâm hại là khi nạn nhân không chỉ bị tổn thương, mà còn buộc phải lựa chọn im lặng vì lo sợ.

Tối ngày 6/4, nhà thơ Dạ Thảo Phương gây chấn động giới văn đàn khi đăng tải thông tin về vụ việc bản thân đã bị hiếp dâm 23 năm trước. Cụ thể, cô đã viết bản tường trình gửi tới Hội NVVN, Tổng biên tập Báo V... và các nhà văn, nghệ sĩ, trí thức, tất cả những người yêu văn chương nghệ thuật lời tố cáo mà cô đã im lặng trong suốt thời gian dài.

Đồng thời, nhà thơ cũng cho biết lý do mà bản thân im lặng là vì sợ hãi, không dám công khai câu chuyện mà mình đã trải qua. Đó cũng chính là tâm lý chung của nhiều nạn nhân trong các vụ việc quấy rối, xâm hại tình dục.

nha tho da thao phuong to bi cuong buc vi sao nan nhan thuong lua chon im lang - anh 0
Vì những nỗi lo sợ vô hình mà nhiều nạn nhân trong các vụ việc xâm hại buộc lựa chọn im lặng

Cảm giác xấu hổ cùng xu hướng tự bảo vệ bản thân

Thông thường những nạn nhân bị tấn công tình dục sẽ cảm giác xấu hổ, thậm chí ngại đối diện với việc "tôi đã từng là nạn nhân của hiếp dâm". Chúng như một vết nhơ trong cuộc đời, khi sự trong sáng mà họ luôn gìn giữ bị hủy hoại bởi kẻ xâm hại.

Im lặng là giải pháp để họ có thể tránh né được những lời bàn tán, đánh giá hay soi mói từ những người xung quanh. Nói cách khác là tự tạo ra "vỏ bọc" để bảo vệ bản thân mình khỏi dư luận xã hội, hay với những điều tồi tệ mà bản thân đã trải qua. Họ thấy rằng với việc bản thân im lặng có thể sẽ giải quyết được mọi thứ trong sự lãng quên.

nha tho da thao phuong to bi cuong buc vi sao nan nhan thuong lua chon im lang - anh 0
Dù muốn hay không thì sau những sự việc đau lòng, nạn nhân lại vô tình gắn mác "bị xâm hại" (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, thực tế là việc im lặng chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Những nạn nhân phải sống trong nỗi ám ảnh đời mình mà không có cách thoát ra được. Mặt khác, sự im lặng lại vô tình tiếp tay cho cái ác được hiện diện trong xã hội.

Có rất nhiều lý do khiến nạn nhân phải im lặng. Và im lặng. Đáng sợ hơn những gì chúng ta biết bởi hầu hết nạn nhân không chắc chắn về cách xử lý. Cứ như vậy, nhiều người tiếp tục chịu đựng những sự dày vò khi vẫn đang mãi loay hoay tìm kiếm cách để nói ra.

Nỗi sợ vô hình buộc nạn nhân không thể lên tiếng

Nghĩ mình là người yếu thế, nhiều cô gái lại rất lo sợ bị trả thù. Nỗi lo mất việc, không an toàn, không ai đứng về phía mình, bị xã hội đàm tiếu

Nhà thơ Dạ Thảo Phương viết: "Con quỷ là tệ nạn xâm hại tình dục đã cán vụn vỡ cuộc đời của cô gái trẻ là tôi 23 năm trước đến giờ vẫn không ngừng săn đuổi các nạn nhân tiếp theo của nó. Xu hướng tấn công, đổ lỗi cho nạn nhân của một bộ phận thiếu hiểu biết trong xã hội vẫn vô tình dung dưỡng cho con quỷ này, làm nó ngày càng trở nên hung hiểm".

nha tho da thao phuong to bi cuong buc vi sao nan nhan thuong lua chon im lang - anh 0
Luôn cho mình là người yếu thế khiến nhiều cô gái e dè khi công khai hoặc tố cáo thủ phạm (Nguồn ảnh: westfaironline)

Có thể ở thời điểm nạn nhân bị quấy rối, họ không nhận được sự hỗ trợ từ phía xã hội. Đổi lại, đó là, sự đổ lỗi và bán tán. Điều này khiến họ bắt đầu thu mình lại, sống cùng những sự ám ảnh, thay vì lựa chọn lên tiếng để cáo buộc ai đó.

"Hung thủ" thật sự đôi khi chính là dư luận, như một lẽ thường tình trong là họ chỉ nói lên những gì bản thân nghĩ nhưng chưa bao giờ đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này khiến những tiếng khóc than của các nạn nhân vô tình lọt thỏm trước những lời bàn luận độc hại từ cộng động.

Mặc định việc công khai là vô ích và không được hỗ trợ

Dường như im lặng quá lâu khiến nạn nhân không còn tin tưởng vào chuyện họ sẽ được hỗ trợ.

Nhiều nạn nhân cho rằng người khác sẽ không giúp đỡ hoặc họ lo sợ rằng những người xung quanh sẽ nghĩ không tốt với lý do bản thân từng bị xâm hại.  Những nạn nhân luôn nhạy cảm với mọi vấn đề, sau sự việc đau lòng họ mất dần niềm tin với mọi thứ xung quanh, kể cả là hy vọng sự việc được mang ra ánh sáng. Họ tự mặc định rằng việc nói ra sẽ không thể được giải quyết, ngược lại còn khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn.

nha tho da thao phuong to bi cuong buc vi sao nan nhan thuong lua chon im lang - anh 0
Những điều tiếng dư luận chính là áp lực lớn nhất mà các nạn nhân phải vượt qua (Nguồn ảnh: scroll)

Thiếu đi sự hỗ trợ nhất định cũng là nguyên nhân khiến nạn nhân im lặng, họ không có ai để có thể sẻ chia và không đủ tin tưởng để mạnh dạn nói ra khuất mắt trong lòng. Hơn hết, họ vẫn lo sợ những người xung quanh không đủ đồng cảm để thấu hiểu được những nỗi đau, cũng như đồng hành cùng với họ.

Nhà thơ Dạ Thảo Phương lên tiếng sau tố cáo bị tấn công tình dục: 'Tôi không đòi trả thù bất cứ một cá nhân nào'

Vụ nhà thơ Dạ Thảo Phương bị cưỡng hiếp: 'Từ lúc đó, chị Phương là chị Phương khác', chỉ muốn 'được chết'

Nhà thơ Dạ Thảo Phương là ai?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ