Vì sao khó sống chung với Covid-19?

Chuyên gia cảnh báo, thế giới rất khó để sống chung với Covid-19 như các loại bệnh cảm khác.

Trải qua nhiều đợt Covid-19 bùng phát tại Việt Nam và thế giới, thời gian gần đây mọi người như "hòa hoãn" với chúng vì cho rằng có thể "sống chung với Covid" như nhiều loại bệnh khác. Tại Việt Nam, sau khi dịch bùng mạnh mẽ, người dân lần lượt được tiêm vaccine mũi 1, mũi 2 rồi đến mũi 3. Bên cạnh đó, dường như hầu hết dân số đều đã nhiễm Covid-19. 

Tuy nhiên, dù có được miễn dịch từ vaccine và những lần nhiễm Covid, loài virus này vẫn là mầm bệnh nguy hiểm, đe dọa đến cuộc sống người dân. Điển hình là trong vài tuần trở lại đây, Covid bắt đầu xuất hiện biến chủng mới, lây lan nhiều nơi. Việt Nam xuất hiện nhiều ca mắc bệnh mới, còn trên thế giới cũng đón nhận nhiều ca chuyển biến nặng. 

vi sao kho song chung voi covid 19 - anh 0
Tuần qua xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid mới trên thế giới.

Theo báo cáo đến ngày 1/7, Anh ghi nhận thêm hơn nửa triệu người nhiễm Covid-19. Người mắc bệnh có triệu chứng nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, phải nghỉ học, nghỉ làm... để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng về sau. Thậm chí, có người còn bị tái nhiễm trong khoảng thời gian ngắn, chỉ cách nhau vài tuần. 

Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London - Danny Altmann, cho rằng, "sống chung với Covid-19" là bất khả thi. Nó là một công thức quá lỏng lẻo, làm người dân mất cảnh giác khiến dịch bệnh dễ lây lan. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, biến chủng BA.4 và BA.5 hoành trành trên diện rộng.

Vị giáo sư này và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu để chứng minh cho nhận định của mình. Ông làm nghiên cứu để xem xét khả năng miễn dịch của người đã tiêm chủng 3 mũi vaccine, người từng tiêm chủng và nhiễm Covid các phiên bản Omicron. 

vi sao kho song chung voi covid 19 - anh 0
Nhiều nước mở cửa du lịch, chủ trương "sống chung với Covid".

Theo nghiên cứu này, hiệu quả của 3 liều vaccine trước chủng Omicron thấp hơn 20 lần so với chủng đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán. Đặc biệt, miễn dịch từ lần nhiễm Omicron trước đây không giúp ngăn ngừa bệnh nhân tái nhiễm. Nghiên cứu của giáo sư này và đồng nghiệp đã được đăng trên tạp chí Science.

Nhóm nghiên cứu này gọi Covid là loại virus tàng hình, chúng xâm nhập vào cơ thể người và vượt qua tầm ngắm của các hệ thống phòng thủ. Dù có bị nhiễm Covid trước đó hoặc có hệ thống tiêm chủng tốt, con người vẫn có thể tái nhiễm Covid-19, và tác dụng của vaccine cũng bị giảm dần theo thời gian. 

vi sao kho song chung voi covid 19 - anh 0

Giáo sư Altmann nhận định: "Theo quan điểm của tôi, chiến lược sống chung với virus đang gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc chiến này phải còn lâu mới kết thúc. Học cách giải quyết vấn đề là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, các hành động cụ thể và sự khéo léo".

Hiện tại, sau nhiều đợt dịch và nhiễm bệnh, người dân cũng không còn quá quan tâm đến Covid-19. Bởi thế, việc ngăn ngừa dịch, vận động người dân tiêm chủng và bảo vệ mình cũng là thách thức lớn của nhà chức trách và hệ thống y tế quốc gia, toàn cầu.

Covid-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, được phát hiện vào ​​​​​tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh này thường làm người mắc có các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Nó dễ lây và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.

WHO kêu gọi thế giới đầu tư vào sức khỏe tâm thần

TP.HCM khởi động chiến dịch tiêm nhắc lại vaccine Covid từ 14/6

Tìm hiểu ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em - 12/06

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ