Những thông tin đáng lưu ý về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và vaccine mũi 4.
Chưa thể công bố hết dịch
Ngày 1/4/2020, Thủ tướng công bố tình trạng dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Hai năm sau đó, Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch vì các lý do quan trọng. Ngoài ra, mũi thứ tư của vaccine cũng đã bắt đầu được tiêm cho người dân.
Nội dung liên quan
Theo thống kê từ Bộ Y tế, tổng số ca nhiễm và tử vong đã "giảm ổn định" từ tháng 3 đến nay. Ngoài ra, số ca nhiễm gần đây khoảng 1000 ca/ngày, riêng các trường hợp tử vong giảm còn 0,06% trên tổng số. Về vaccine, 80% dân số Việt Nam đã được tiêm đủ 2 mũi, phủ đủ liều cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Dù đó là những tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa thể công bố hết dịch Covid-19. Vì virus có khả năng liên tục biến đổi sang các mã khác nhau, không thể xác định cụ thể tác hại cũng như phần trăm gây tử vong.
Nội dung liên quan
Đặc biệt đối với những nhóm tuổi dễ bị tổn thương hay các đối tượng có bệnh nền, biến thể virus mới dễ dàng tấn công hệ miễn dịch và làm giảm hiệu quả vaccine, khiến tình hình bệnh diễn biến xấu đi. Quan trọng nhất, cơ chế đặc thù với vaccine Covid-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp sẽ dừng lại, người dân trở nên chủ quan với tình hình diễn biến khó lường của dịch bệnh.
Hiện tại, Covid-19 được Bộ Y tế xếp vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A. Vì vậy, nếu công bố hết dịch, các bệnh nhân nhiễm bệnh tại vùng sâu vùng xa sẽ không được khám chữa miễn phí như trước. Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp đối với nhân viên tham gia chống dịch cũng sẽ phải thay đổi.
Cũng theo Bộ Y tế, việc công bố hết dịch Covid-19 "có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch toàn cầu" và dịch bệnh trong nước kiểm soát tốt".
Ký cam kết nếu không tiêm mũi 4?
Theo thông tin từ chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, việc tiêm chủng phải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không "ép tiêm". Qua đó, truyền tải thông điệp an toàn tiêm chủng, vận động tiêm chủng.
"Tiêm chủng tự nguyện nhưng là tiêm chủng chống dịch. Ngày 27-6 Bộ Y tế sẽ họp báo xung quanh đợt tiêm này, trong đó công bố số liệu khảo sát sau tiêm vắc xin thời gian qua, số ca COVID-19 nặng giảm rất rõ rệt, có bằng chứng so sánh trước và sau thực hiện tiêm chủng.
Đối với trường hợp những người dân không đồng ý tiêm mũi 4, đại diện CDC tại TP.HCM cho biết trước mắt sẽ tiến hành vận động tiêm và yêu cầu cam kết trong trường hợp đã được vận động mà người dân không đồng và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
Hiện tại, việc ký cam kết vẫn chưa hoàn toàn đặt nặng, người dân vẫn đang được lực lượng y tế vận động và giải thích lý do nên tiêm mũi tăng cường của vaccine. Việc ký cam kết không quá xa lạ, bởi biện pháp này từng được yêu cầu thực hiện với những người cao tuổi, có bệnh nền, hoặc gia đình thấy không an tâm.
Nguồn: TH&PL