Vào ngày 17/6, WHO kêu gọi các quốc gia đầu tư nhiều hơn vào sức khỏe tâm thần, bởi cho rằng hậu Covid nhiều người đang gặp phải những khủng hoảng về tâm lý.
Tuyên bố này được đưa ra trong Báo cáo Sức khỏe Tâm thần thế giới - cuộc đánh giá lớn nhất về sức khỏe tâm thần toàn cầu trong hai thập kỷ. Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trước khi đại dịch khởi phát, gần một tỷ người trên thế phải đối mặt với các chứng rối loạn tâm thần.
Nội dung liên quan
Sau đó, trong hai năm đầu tiên virus lây lan, tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu tăng lên 25%, khi mà mọi nguồn lực y tế đều chuyển hướng vào việc chống Covid-19. Theo như báo cáo của WHO, chỉ 2% ngân sách y tế quốc gia, và chưa đến 1% viện trợ y tế quốc tế dành cho sức khỏe tâm thần.
Tất cả con số này đều rất thấp. Mức độ quan tâm đến sức khỏe tâm thần hiện cao nhất từ trước đến nay do đại dịch nhưng các quốc gia không tăng đầu tư vào vấn đề này.
Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh vào "nỗi đau khổ to lớn" của nhiều công dân toàn cầu. Thậm chí, tình trạng còn nghiêm trọng hơn đối với những người sống trong các khu vực xung đột, nơi cứ 5 người thì có một người gặp vấn đề về tâm lý, theo ước tính của WHO.
Van Ommeren nhận định người trẻ tuổi, phụ nữ và nhóm có tình trạng sức khỏe tâm thần thường chịu nhiều tác động bởi Covid-19. "Các vấn đề về tâm lý luôn tồn tại song song với nghịch cảnh", ông nói thêm.
Báo cáo Sức khỏe Tâm thần Thế giới của WHO cũng nêu rõ khoảng cách lớn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa các quốc gia. Tại các nước thu nhập cao, hơn 70% người bị rối loạn tâm lý được điều trị. Trong khi đó, con số đó chỉ là 12% tại các nước thu nhập thấp.
Báo cáo kêu gọi chấm dứt tình trạng kỳ thị liên quan đến sức khỏe tâm lý. WHO chỉ ra rằng 20 quốc gia trong số các nước thành viên vẫn hình sự hóa đối với hành vi cố gắng tự tử.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định đầu tư vào sức khỏe tâm thần là khoản đầu tư đầy giá trị và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Nguồn: TH&PL