Thuyết trình: Nhiều người đang lầm tưởng giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán

Phản biện cũng cần phải khéo léo, vì nhiều người đang có chiều hướng lầm tưởng giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán.

Thuyết trình từ lâu đã trở thành một phương pháp học tập và làm việc hiệu quả. Phương pháp học tập này giúp sinh viên rèn luyện cũng như phát huy được nhiều kỹ năng quan trọng. Thuyết trình được hiểu là hình thức giao tiếp, trình bày trước nhiều người.

Chúng ta có thể sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh để biểu đạt được ý của mình. Nhằm mục đích truyền tải nội dung, giới thiệu, thuyết phục mọi người. Trong một buổi thuyết trình thường có hai phần đó là tring bày và phản biện. Tuy nhiên, nhiều người đang có chiều hướng lầm tưởng giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán.

thuyet trinh nhieu nguoi dang lam tuong giua tu duy phan bien va tu duy phe phan - anh 0
Thuyết trình: Nhiều người đang lầm tưởng giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán

Sự khác nhau giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán?

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin chứa nội dung có sẵn dưới góc nhìn đa chiều. Sự đánh giá này dựa trên 5 yếu tố đó là logic, toàn diện, công tâm, đặt câu hỏi và quyết đoán. Khi sử dụng tư duy phản biện, mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ, khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

Muốn làm được điều đó, tư duy phản biện cần hội tụ 3 yếu tố, lập luận rõ ràng, chắc chắn, dẫn chứng minh bạch, lập luận và dẫn chứng phải bổ trợ lẫn nhau. Mục đích của tư duy phản biện là giúp người tư duy đưa ra được quyết định vấn đề nên làm hoặc không nên làm. Ngoài ra, giúp người sử dụng cân bằng lượng lớn thông tin thu thập, giữa suy nghĩ cá nhân và suy nghĩ chung của tập thể (số đông).

thuyet trinh nhieu nguoi dang lam tuong giua tu duy phan bien va tu duy phe phan - anh 0

Tư duy phê phán (Criticism Thinking) là xu hướng phán xét nặng nề và tìm lỗi ở các kiến thức, thông tin, luận điểm được tiếp xúc. Tư duy phản biện là một quá trình tích cực chủ động mà người suy nghĩ hiệu quả về suy nghĩ của chính mình, liên tục đánh giá suy nghĩ và tự sửa chữa.

Tư duy phê phán là một quá trình thụ động mà trong đó người suy nghĩ hành động theo mong muốn, suy nghĩ định kiến hoặc cảm xúc mà không có bất kỳ tiêu chí đánh giá nào. Mục đích của tư duy phê phán là để phán xét, chủ yếu xoay quanh việc tìm ra lỗi, và ở mức độ cá nhân chủ quan.

Nhiều người lợi dụng tư duy phê phán để công kích cá nhân hay hạ bệ người khác

Có một thực tế đang diễn ra là nhiều người đang lợi dụng tư duy phê phán để công kích cá nhân hay hạ bệ người khác. Điều này dễ dàng nhìn thấy rõ trong các buổi thuyết trình nhóm ở sinh viên đại học. Thậm chí, thuyết trình dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên vì nó chẳng khác gì một cuộc tranh đấu bằng vũ khí xấu xa.

thuyet trinh nhieu nguoi dang lam tuong giua tu duy phan bien va tu duy phe phan - anh 0
Nói chính xác hơn, là họ thản nhiên sử dụng "tư duy phê phán" bằng việc "công kích cá nhân" và tự huyễn rằng đó là "sự phản biện"

Nếu ngày trước, khi một cá nhân hay một nhóm thuyết trình để chia sẻ kiến thức hay đưa ra tranh luận cho một chủ đề nào đó, mọi người trong lớp sẽ cùng đưa ra ý kiến thảo luận, góp ý để giúp bài báo cáo được hoàn thiện "tích cực" hơn. Thì hiện tại, họ có xu hướng làm ngược lại, nghĩa là:

Công kích và chỉ trích quan điểm cá nhân. Sẵn sàng phản bác và nhạy cảm "thái quá" với những thông tin không giống với suy nghĩ của mình. Không quan tâm đến thông điệp tổng thể, họ phó mặc, thả trôi ngôn từ cho cảm xúc nhất thời, buông những lời nhận xét mang tính chỉ trích.

Và cao trào đôi khi còn được đẩy lên đỉnh điểm khi giảng viên phán một câu "phản biện được cộng thêm điểm vào bài thuyết trình". Thế là mọi người tìm mọi cách để đưa ra những quan điểm của mình một cách méo mỏi và chê bai nhiều hơn đóng góp. Nói chính xác hơn, là họ thản nhiên sử dụng "tư duy phê phán" bằng việc "công kích cá nhân" và tự huyễn rằng đó là "sự phản biện".

Phản biện cũng cần khéo léo

Bản chất sự phê phán không mang ý nghĩa tiêu cực như cách đại đa số chúng ta đã và đang lầm tưởng. Phê phán đơn giản là cách chúng ta chỉ ra lỗ hổng, điểm bất hợp lý trong mạch logic của một vấn đề, sự việc nào đó. Tuy nhiên bằng một cách nào đó chúng ta đã làm méo mó đi bản chất của nó bằng những ngôn từ dễ gây ra sự mẫu thuẫn. Hay tiêu cực hơn là để hạ dìm người khác xuống.

thuyet trinh nhieu nguoi dang lam tuong giua tu duy phan bien va tu duy phe phan - anh 0
Bản chất sự phê phán không mang ý nghĩa tiêu cực như cách đại đa số chúng ta đã và đang lầm tưởng

Lý do cho việc sự phản biện đôi khi hiểu nhầm là sự phê phán là do cách chúng ta sử dụng nó. Đúng vậy, từ trước đến nay, mỗi người luôn nhầm tưởng phê phán là chỉ trích, bắt lỗi và vạch tội. Vô hình trung, chúng ta vô tình khiến ý nghĩa của phê phán thay đổi theo chiều hướng xấu.

thuyet trinh nhieu nguoi dang lam tuong giua tu duy phan bien va tu duy phe phan - anh 0
Để có thể phê phán hay phản biện, chính mỗi người cần phải trải nghiệm, dấn thân đi tìm hiểu bản chất sự việc đến tận cùng

Brian Tracy đã từng nói rằng: "Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học. Nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống của mình". Để có thể phê phán hay phản biện, chính mỗi người cần phải trải nghiệm, dấn thân đi tìm hiểu bản chất sự việc đến tận cùng. Không ngại bất cứ điều gì, kể cả thái độ của mọi người khi họ được nghe câu hỏi chất vấn. Phản biện cũng cần phải khéo để tránh rơi sự phê phán sai lệc

Tư duy cố định và tư duy phát triển: Những lối tư duy quyết định cuộc đời bạn

"Hệ tư duy thứ bậc" có đang trở thành "trò chơi thứ hạng"?

Gen Z được khuyến khích tư duy bên ngoài chiếc hộp, thế nhưng kết quả lại được kỳ vọng trong một khuôn mẫu có sẵn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ