"Hệ tư duy thứ bậc" có đang trở thành "trò chơi thứ hạng"?

Bên cạnh việc xây dựng khả năng phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân thì "hệ tư duy thứ bậc" đang biến tướng thành "trò chơi thứ hạng".

Hầu như các trường đại học trên cả nước đã công bố kết quả trúng tuyển, một thực tế năm nào cũng diễn ra và trở thành câu chuyện mà ai cũng bàn tán, "Con chị đậu trường nào?", "Điểm nó được bao nhiêu mà đậu trường đó?",... Không biết từ bao giờ, sự cạnh tranh về thứ hạng vẫn còn diễn ra và vô hình chung nó là gánh nặng vô hình nhiều hệ lụy.

Hệ tư duy thứ bậc được xây dựng từ khi chúng ta còn rất nhỏ

Hệ tư duy thứ bậc dường như đã theo suốt quá trình lớn lên của mỗi cá nhân, thậm chí nó còn trở thành quan điểm sống của nhiều người. Tư duy này đã được xây dựng từ khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường thông qua điểm số, thứ hạng, bằng cấp. Từ những tấm phiếu bé ngoan hàng tuần, những chiếc điểm toán đầu tiên đến lớp chọn A1, hạng nhất bảng xếp hạng, thủ khoa, á khoa,...

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
 Đây dường như là những thứ hạng mà con trẻ phải nỗ lực để đạt được như kỳ vọng 

Xét về mặt tích cực, hệ tư duy thứ bậc được đánh giá là công cụ để phân loại, xếp hạng đồng thời là động lực phấn đấu hiệu quả nhất. Trong môi trường lớp học, hệ tư duy thứ bậc tạo động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân trong lớp, từ đó thúc đẩy tinh thần học tập tự giác, cố gắng phấn đấu nỗ lực để trở thành học sinh ưu tú.

Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành tích trong học tập.

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0

Đặc biệt, do truyền thống văn hóa từ xưa đến nay, đa số người Việt Nam kỳ vọng quá nhiều về những đứa con của mình. Ngày có kết quả thi tốt nghiệp THPTQG, các ông bố bà mẹ hô toang từ họ hàng, ra chợ rồi đến công ty. Người có con đạt điểm cao thì tự hào khoe khoang, người có con điểm thấp thì không dám nhìn ngó ai vì sợ xấu mặt. 

Bên cạnh việc xây dựng sự cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực phấn đấu thì vô tình khả năng cạnh tranh lành mạnh biến thành cạnh tranh tiêu cực, động lực biến thành áp lực. Trò chơi này có thể dẫn đến hệ lụy tâm lý: nếu không hơn người khác đừng hòng có được sự vui vẻ, hạnh phúc.

"Hệ tư duy thứ bậc" có đang biến thành "trò chơi thứ hạng"?

Một thực tế rất đúng đang diễn ra ở mỗi gia đình là từ xưa đến nay con cái không phải chỉ sống một cuộc đời của riêng mình mà còn phải sống với nghĩa vụ làm rạng danh gia đình và sống cả phần vinh quang của người khác. Con nhà giàu thì phải nỗ lực học hành để trở thành sự kế thừa ưu tú của bố mẹ, làm rạng danh truyền thống gia đình. Con nhà nghèo thì phải nỗ lực hơn gấp trăm ngàn lần để xứng đáng với công sức của bố mẹ bỏ ra để cho con cái học hành. 

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
Ảnh: Do các thành viên trong lớp 12E (Trường THPT Bình Giang, Hải Dương) đã thực hiện bộ ảnh này để gửi đến thầy cô, cha mẹ mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn)

Vô tình, trẻ con lại trở thành nạn nhân cho những áp lực thành tích của người lớn. Trò chơi thứ hạng được các bậc phụ huynh tham gia nhiệt tình. Những lớp học thêm, những giờ học trên lớp rồi đến phụ đạo,... đây dường như là tuổi thơ của những đứa trẻ ngày nay khi chúng không có thời gian để nghỉ hè, để vui chơi. 

Vũ khí lợi hại nhất của trò chơi thứ hạng mà cha mẹ hay sử dụng đó chính là sự so sánh. "Mẹ thấy con ông này được hạng nhất", "Bố thấy con ông kia đậu trường công lập", "Con ông kia như thế này, con bà này như thế nọ",... Nên con cái của họ lúc nào cũng quan tâm đến điểm số, so sánh bản thân, thành tích với người khác sặc mùi cạnh tranh.

Rộng hơn là rất nhiều người chưa chắc đã muốn giỏi, muốn tốt ở mức "giỏi thực" và "tốt thực" mà chỉ muốn được hơn người khác, "bạn chỉ có 3 điểm, tôi 4 điểm là đã giỏi hơn bạn rồi". Con cái bị ép học, ép đi du học, phải vào những trường danh giá,... mục đích là để tốt cho tương lai của nó nhưng thật ra nó cũng chính là để cha mẹ có cái để khoe, để tự hào hơn người khác.

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
"Mệt mỏi, stress với những suy nghĩ tiêu cực, chúng là những khối u tâm lý bên trong chúng con. Chúng con muốn đẩy chúng ra bên ngoài, nhưng không ai hiểu và lắng nghe"

Áp lực về thứ hạng là chủ đề không còn xa lạ trên màn ảnh, không quá khó để chúng tìm thấy những bộ phim này trên màn ảnh Hàn Quốc. Bạn còn nhớ bộ phim School 2013? Bộ phim đã tập trung khai thác vào thực trạng áp lực thứ hạng. Tất cả chỉ còn quay lại vào điểm số của việc đứng đầu, bỏ ra những giấc mơ, những niềm vui vốn có mà chỉ tập trung vào việc "hơn người khác?".

Có lẽ, việc xếp hạng dựa trên thành tích không còn đơn giản là hình thức nhằm thúc đẩy sự cố gắng của mỗi cá nhân trong tập thể lớp, trong trường học. Chạm đến những góc tối ẩn sâu, những áp lực mà thế hệ trẻ đang phải gánh chịu từ xã hội đầy khắc nghiệt trong thời đại nay. 

Gen Z thường so sánh "hậu trường" của cuộc đời mình với trailer của người khác?

Truyền thông, mạng xã hội là nơi thích hợp để con người phô diễn sự "hơn" người khác. Khi chúng ta nhìn những bức ảnh lung linh, đẹp đẽ được một người bạn cùng lớp, cùng trang lứa đăng lên trang cá nhân thì lập tức ý nghĩ so sánh bản thân lại xuất hiện trong đầu. 

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
Tại sao cùng bằng tuổi nhưng bạn lại có cuộc sống tốt hơn mình, giỏi hơn mình?

Những chiếc điểm số sáng chói được công bố trên story ngày Bộ GD&ĐT công bố điểm, những hình ảnh đậu trường đại học với điểm cao ngất ngưỡng ngày các trường đăng điểm trúng tuyển được đăng thẳng lên trang cá nhân lại là áp lực đối với nhiều bạn trẻ. Ganh tị khi thấy bạn bè đạt được kết quả cao vốn dĩ là điều hiển nhiên vì đố kỵ, ganh tị là một phần bản chất của con người.

Thói quen sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến không ít bạn trẻ có suy nghĩ tiêu cực. Thừa nhận rằng, so sánh, ganh tị với người khác cũng là một phần động lực để chúng ta phấn đấu vươn lên. Nhưng sử dụng mạng xã hội quá nhiều thì tâm trí sinh tự ti vì người khác hơn mình mà chẳng còn chỗ để suy nghĩ cho việc mình thích, về ước mơ,...

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
Chúng ta thường hay so sánh hậu trường cuộc đời mình với trailer của người khác (Ảnh: Hoàng Nam Home Page_

Người kia ở khách sạn 5 sao, người kia đi xế hộp tiền tỷ, người kia có cái này, cái kia nhưng có bao giờ chúng ta thử nhìn lại tại sao có sự bóc trần sự thật về "hệ sinh thái tài chính"? Khi chúng ta nhìn những bức ảnh đẹp lung linh đó thì lại so sánh bản thân mình với họ mà chưa biết rõ đằng sau họ là một ekip. Và điều đó chỉ làm chúng ta mất tập trung, bất an.

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0

Hệ tư duy thứ bậc đang là quả bom nổ chậm với hậu quả khó lường

Áp lực học tập, áp lực đến từ phía bố mẹ, thầy cô, áp lực làm học sinh giỏi, áp lực phải làm tấm gương học tập tốt, đạt thành tích cao, xếp thứ hạng đầu, áp lực phải thi trường chuyên, lớp chọn đã không còn là những áp lực bình thường mà con trẻ phải gánh chịu. Thực tế, hệ tư duy thứ bậc đang là quả bom nổ chậm với hậu quả khó lường. 

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0
Áp lực về điểm số trở thành nỗi ám ảnh tâm lý của con trẻ

Tại sao sau mỗi mùa thi cuối cấp, thi tốt nghiệp đại học nhiều bạn phải đi vào bệnh viện để được điều trị về tâm thần do việc học hành và thi cử quá căng thẳng? Tại sao sau mỗi mùa công bố điểm trúng tuyển các trường đại học lại có học sinh tự tử vì trượt đại học? Từ năm 2005 trở lại đây, năm nào cũng có những cái chết thương tâm do trượt đại học, do áp lực thi cử hay do bố mẹ mắng chửi vì việc học hành.

Áp lực thứ hạng là chỉ tồn tại duy nhất 12 năm ngồi trên ghế nhà trường có đúng không? Hay nó còn tồn tại ở những năm tháng đại học, ra trường đi làm rồi cũng những câu hỏi "Con làm lương tháng bao nhiêu?" "Con ông hàng xóm một tháng lãnh mấy chục triệu", "Con ông đó giờ làm giám đốc, đi xe xịn, ở nhà sang". 

he tu duy thu bac co dang tro thanh tro choi thu hang - anh 0

Đã đến lúc, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề này một cách thật sự nghiêm túc, đừng biến nó thành "trò chơi". Bởi đã gọi là trò chơi thì chỉ có người thắng kẻ thua. Vậy thắng thua có còn quan trọng khi quá nhiều vấn nạn đau lòng vẫn còn đang tiếp diễn. Không giải quyết được "nỗi ám ảnh về thứ hạng", chúng ta sẽ còn phải chứng kiến những cú sốc đau lòng như các trường hợp tự tử sau mỗi kỳ thi.

Không sao đâu, bạn có thể ôn thi lại và cho bản thân thêm một cơ hội nữa!

Điểm thi tốt nghiệp thì quan trọng, nhưng không phải là "dấu chấm hết"

Học đại học trường tư thì không bằng trường công?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ